Nuôi bò theo phương thức 'vết dầu loang'
Khi phụ nữ nhậu: Trăm sự đều là 'dính' tới đàn ông / 9 biểu hiện giúp bạn phát hiện bệnh qua khuôn mặt
Dự án cải thiện sinh kế nông hộ ở huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang được chương trình Heifer Việt Nam và Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang triển khai từ tháng 7/2013 với tổng kinh phí trên 19,3 tỷ đồng. Mục tiêu của dự án giúp người dân có thêm nghề nuôi bò sinh sản, xây dựng các nhóm tương trợ phát triển cộng đồng bền vững, cải thiện thu nhập hộ gia đình, góp phần nâng ý thức về bảo vệ môi trường và giảm thiểu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.
Hiện dự án nuôi bò của Kiên Giang thực hiện theo phương thức “vết dầu loang”, đầu tư bò giống trực tiếp và thu hồi sản phẩm giao cho những hộ khác nuôi tiếp nên được nhân rộng ra và ngày càng nhiều hộ dân được hưởng lợi từ dự án.
Cụ thể, dự án cải thiện sinh kế nông hộ nghèo ở huyện Giồng Riềng được triển khai ở hai xã Bàn Thạch và Bàn Tân Định. Đối tượng của dự án là những nông dân nghèo, đồng bào dân tộc Khmer thiếu vốn và kiến thức để sản xuất, nhưng có lao động, chí thú làm ăn và có nhu cầu chăn nuôi bò sinh sản.
Dự án này có 300 nông hộ tham gia được nhận 300 con bò cái sinh sản từ 15 - 20 tháng tuổi, trọng lượng bình quân từ 160 - 180 kg/con và 8 con bò đực giống laisin để phối giống cho đàn bò sinh sản vùng dự án. Cùng với nhận bò giống, nông dân tham gia được hỗ trợ xây dựng chuồng trại, xây dựng giếng bơm tay, vay vốn phát triển sản xuất nhỏ, xây dựng mô hình trồng cỏ giống và nuôi trùn quế để nhân rộng.
Nhờ chọn con giống đạt phẩm chất tốt, tiêm phòng đầy đủ và chăm sóc tốt, nên qua 5 năm thực hiện dự án cải thiện sinh kế cho nông hộ nghèo ở xã Bàn Thạch và Bàn Tân Định cho thấy, đàn bò ở đây phát triển tốt và ít bị bệnh. Từ đàn giống ban đầu, đến nay đã sinh được 396 bê con và đã triển khai thêm 166 con bò cho 163 hộ nghèo ở địa phương nuôi tiếp. Số bò này hiện có 103 con đã phối giống và sinh sản thêm 36 bê con.
Song song với việc chuyển giao bò cái sinh sản, để bà con nghèo hưởng lợi, Ban quản lý dự án còn phối hợp với chính quyền địa phương thành lập 20 nhóm tương trợ sản xuất ở hai xã này. Đến nay, tổng số tiền của hai nhóm tương trợ này đã tăng lên gần 600 triệu đồng.
Theo ông Danh Dũng, ngụ xã Bàn Thạch, từ khi nhận bò giống, đến nay con bò giống ban đầu đã sinh được 4 con bê, sau khi trả lại dự án còn lại 3 con. Qua đó, từ dự án này mang lại nhiều lợi ích cho bà con. Ngoài việc có thêm bò để nuôi, gia đình ông Danh Dũng còn biết kiến thức thêm nghề chăn nuôi heo, gà, cá để phát triển kinh tế gia đình.
Theo bà Đặng Khánh Hồng, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Kiên Giang, lúc triển khai đàn bò trong hai xã này rất ít, qua hơn 5 năm số bò tăng lên khá nhiều. Điều quan trọng hơn, đến giờ các hộ xung quanh nằm ngoài dự án sinh kế cũng đầu tư nghề nuôi bò, nên đây là dự án được đánh giá khá thành công. Bà con tận dụng được thời gian nhàn rỗi để chăn nuôi bò. Hơn 5 năm qua, dự án còn mở gần 500 lớp tập huấn cho cho nông dân ở đây, bao gồm kinh tế hộ, kỹ thuật chăn nuôi bò, chăn nuôi gà, vịt, cá và cả hoa màu.
Bà Nguyễn Kim Nương, Phó Chủ tịch UBND huyện Giồng Riềng cho biết, dự án cải thiện sinh kế nông hộ nghèo được triển khai ở hai xã Bàn Thạch, Bàn Tân Định, huyện Giồng Riềng những năm qua đã mang lại hiệu quả thiết thực. Hai xã này, đồng bào dân tộc Khmer chiếm khá đông, tỷ lệ hộ nghèo chiếm khá cao.
Thế nhưng, từ khi triển khai thực hiện dự án, ngoài việc bà con được nhận hỗ trợ từ bò giống, giờ đã có bò và bê tiếp tục nuôi để nhân rộng đàn bò lên, nhiều nông dân Khmer ở đây đã biết cách làm ăn. Trong đó phải kể đến việc trồng màu, nuôi cá quanh đất sau nhà đã cải thiện được cuộc sống và giờ từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững, có nhiều hộ khá giả. Đây là dự án rất khả thi, với đà này, vài năm nữa ở hai xã có đông đồng bào dân tộc Khmer ở Bàn Thạch và Bàn Tân Định xóa được nghèo và sẽ cán đích trong xây dựng nông thôn mới.
Với phương thức “vết dầu loang”, đầu tư bò giống trực tiếp và thu hồi sản phẩm giao cho những hộ khác nuôi tiếp, nên dự án cải thiện sinh kế cho nông hộ nghèo ở hai xã Bàn Thạch và Bàn Tân Định, huyện Giồng Riềng cứ tiếp tục được nhân ra và ngày có nhiều người dân trong cộng đồng được hưởng lợi từ dự án mang lại.
Điều đáng ghi nhận là trong vùng dự án, bà con ở đây không chỉ được hỗ trợ về con giống, còn có điều kiện tiếp cận nguồn vốn từ quỹ tiết kiệm, ứng dụng hiệu quả khoa học kỹ thuật vào sản xuất chăn nuôi để tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống gia đình và từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Món ăn này chứa đầy “báu vật”, nhuận phổi, dưỡng dạ dày, lại rẻ, tiếc là nhiều người không biết ăn
Tử vi ngày 15/11/2024 cho 12 con giáp: Tuổi Tuất đón tin vui, tuổi Tý gặp may mắn trong sự nghiệp
Mẹo đuổi chuột không dám bén mảng vào nhà nhờ các loại gia vị trong nhà bếp
Trong phiên toà căng thẳng phân chia tài sản, khi chồng cũ của tôi đang lớn tiếng đòi chia phần mình, bỗng mẹ chồng bước vào, tay chống gậy, dáng người gầy gò nhưng ánh mắt cương quyết
Chăm chồng liệt giường vẫn chịu đựng đắng cay, tôi quyết chia tay nhưng chết lặng khi nghe cuộc trò chuyện của anh với mẹ
Hôm ấy, khi gia đình chuẩn bị đốt đi những di vật của mẹ chồng vừa mất, không ai ngờ lại xảy ra một sự việc gây chấn động