Đời sống

Phụ nữ thức khuya có nguy cơ mắc ung thư cao

Phụ nữ thường xuyên thức khuya có nguy cơ mắc ung thư cao hơn người bình thường.

Mẹ dẫn con gái đi khám vì đau họng, không ngờ phát hiện cả 2 đều bị ung thư tuyến giáp do thói quen bảo quản trứng sai cách / Nguy cơ gây ung thư của những đồ vật xung quanh giường bạn

Phụ nữ thường xuyên thức khuya có nguy cơ mắc ung thư cao hơn người bình thường. Thức khuya không chỉ hủy hoại nhan sắc của phụ nữ mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe, hệ thần kinh. Thức khuya làm giảm trí nhớ, mệt mỏi, căng thẳng lâu ngày sẽ dẫn đến suy nhược thần kinh và nhiều bệnh thường gặp khác ở phụ nữ.

Phụ nữ thức khuya làm tăng nguy cơ mắc ung thư

Ung thư vú

Theo số liệu thống kê của báo VnExpress thì phụ nữ thức khuya có nguy cơ mắc ung thư vú là rất cao.

Các nhà khoa học đã yêu cầu phụ nữ tham gia nghiên cứu làm một bảng khảo sát chi tiết liên quan đến thói quen làm việc, sử dụng thuốc ngừa thai, việc dùng HRT (liệu pháp trị liệu nội tiết tố), thói quen tắm nắng...

Kết quả thống kê sau đó cho thấy những người thường xuyên làm ca đêm có tỷ lệ mắc ung vú cao hơn 40% so với người bình thường. Người làm ca đêm từ 3 lần trong tuần trở lên và liên tục 6 tháng có nguy cơ mắc bệnh này cao gấp đôi. Báo cáo cũng ghi nhận phụ nữ làm việc trong lĩnh vực dịch vụ có tính chất khẩn cấp thì nguy cơ ung thư vú cao gấp đôi bình thường.

Lý giải vấn đề này, đại diện nhóm nhà khoa học nói trên trang Onenewspage rằng việc thức khuya làm đêm sẽ phá vỡ "đồng hồ sinh học" và ngăn cản quá trình sản xuất hormone tự nhiên của cơ thể.

Trưởng nhóm nghiên cứu, Johnni Hansen cho biết, làm ca đêm 2 lần trong một tuần không ảnh hưởng nhiều, nhưng nếu tình trạng này kéo dài trong nhiều năm sẽ phá vỡ nhịp sinh học tự nhiên của cơ thể. Hơn nữa phụ nữ thường xuyên tiếp xúc nhiều với ánh sáng vào ban đêm làm ức chế quá trình sản xuất hormone melatonin của cơ thể trong khoảng thời gian từ 21h đến 8h sáng hôm sau.

Melatonin là hormone được sản xuất bởi tuyến tùng trong não, có chức năng điều khiển chu kỳ thức ngủ đồng thời giúp ngăn chặn các khối u. Hàm lượng melatonin thấp tạo cơ hội cho khối u phát triển, vấn đề này thường gặp ở những người thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng ban đêm.

 

Trên phương diện khác, bác sĩ Rachel Greig, thành viên Hội Breakthrough Breast Cancer cho biết: “Làm ca đêm không phải là nguyên nhân duy nhất, mà lối sống không lành mạnh cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư, chẳng hạn như không thường xuyên tập thể dục”. Vì thế ông khuyên để phòng bệnh, phụ nữ nên hạn chế uống rượu, duy trì hoạt động thể chất và chế độ ăn uống điều độ.

Sức đề kháng bị giảm

Thường xuyên thức khuya sẽ khiến chúng ta luôn ở trong trạng thái mệt mỏi, tinh thần sa sút, sức đề kháng kém dễ mắc phải viêm đường tiêu hóa, cảm cúm.

Lão hóa nhanh

Ngủ không đủ giấc sẽ làm cho hoạt động điều tiết tế bào da thất thường, thúc đẩy quá trình lão hóa da, xuất hiện nếp nhăn và da xỉn màu. Tế bào da tái tạo với tốc độ nhanh gấp đôi trong khoảng thời gian từ 23h đến 4h sáng, collagen được sản sinh nhanh chóng và các chất có hại cũng bị tiêu diệt, tế bào bị tổn thương cũng được phục hồi nhanh chóng. Đấy là lý do bạn nên ngủ 8 tiếng mỗi ngày.

Ung thư dạ dày

Những người thức khuya thường hay ăn đêm. Thường xuyên ăn đêm dễ bị ung thư dạ dày. Sức sống các tế bào trên niêm mạc dạ dày không dài, bình quân khoảng 2-3 ngày tái tạo một lần. Quá trình này thường diễn ra vào ban đêm khi đường tiêu hóa được nghỉ ngơi.
Thường xuyên ăn vào ban đêm sẽ khiến cho đường tiêu hóa phải làm việc liên tục, việc tái tạo tế bào niêm mạc dạ dày không thể diễn ra thuận lợi. Hơn nữa, trong khi ngủ, những thức ăn ứ lại ở dạ dày trong thời gian dài sẽ khiến cho dung dịch dạ dày tiết ra nhiều, làm kích thích niêm mạc, lâu ngày dễ dẫn đến viêm loét.

Rối loạn nội tiết tố

 

Các chuyên gia của trường Y ĐH Harvard và Bệnh viện phụ sản ở Boston cho rằng, những phụ nữ thường làm việc vào ban đêm nhiều hơn ban ngày có nguy cơ ung thư gấp 1,5 lần so với phụ nữ làm việc theo tiến trình bình thường. Tỷ lệ mắc ung thư cao của phụ nữ trong trường hợp này như u xơ tử cung, tổn thương nội mạc tử cung, tổn thương vú… có liên quan chặt chẽ đến mất cân bằng estrogen và progesterone.

Rối loạn trên sẽ dẫn đến một loạt rối loạn chức năng nội tiết, ảnh hưởng đến chu kỳ rụng trứng của phụ nữ. Một khi các chu kỳ rụng trứng bị gián đoạn, tình trạng kinh nguyệt không đều có thể xảy ra, nếu kéo dài sẽ khiến đồng hồ sinh học trong cơ thể phụ nữ thay đổi, gây rối loạn nhịp điệu cuộc sống.

Để phòng ngừa rối loạn nội tiết, phụ nữ không nên thức khuya kéo dài. Đừng quá gắng sức để làm việc. Nếu phải thức đêm thì bạn nên ngủ bù hoặc sắp xếp thời gian nghỉ ngơi vào ngày hôm sau để đồng hồ sinh học có thể điều chỉnh, nội tiết trở lại bình thường, tác dụng phụ lên cơ thể cũng được giảm nhẹ.

Ngoài ra chị em cần xây dựng chế độ ăn uống cân bằng, hợp lý, tập thể dục hàng ngày, sắp xếp công việc khoa học, tránh mệt mỏi, stress. Đồng thời, phụ nữ cũng nên duy trì thời gian kiểm tra mức độ hormone 3–6 tháng một lần để xác định các vấn đề sớm.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm