Đời sống

Phú Thọ: Những bụi sắn dây cho củ khổng lồ, nhìn đã mắt ở Sông Lô

Tranh thủ thời tiết thuận lợi, những ngày này gia đình anh Đào Duy Tân ở khu 1, xã Sông Lô, thành phố Việt Trì (Phú Thọ) khẩn trương thu hoạch sắn dây. Những bụi sắn dây ở đây khi đào lên cho những củ dài ngoẳng, khổng lồ trông đã mắt.

Đắk Lắk: Đất cằn trồng mít Thái, có cây cho 1 tạ trái, bán 7 ngàn/ký vẫn lời / Bỏ việc nhà băng về trồng hoa hồng, 9X Lai Châu kiếm bộn tiền

Theo giá thị trường hiện tại, sắn tươi có giá 10.000 – 12.000 nghìn đồng/ kg, bột sắn khô có giá 150 - 200 nghìn đồng/ kg, 130 bụi sắn dây của anh Tân sau khi trừ chi phí thu lãi hơn 100 triệu đồng/vụ.

nhung bui san day cho cu khong lo, nhin da mat o song lo hinh anh 1

Anh Tân phấn khởi thu hoạch vụ sắn dây đầu tiên ước đạt gần 1 tạ mỗi bụi sắn.

Anh Tân chia sẻ: Lúc đầu anh được Hội nông dân xã đưa đi thăm quan mô hình trồng sắn dây ở Sơn Tây, Hà Nội và Hải Dương. Sau khi nghiên cứu, học tập kỹ thuật trồng, chăm sóc sắn dây và được cung cấp giống, anh đã đem những gốc sắn dây đầu tiên về trồng trên đất bãi Sông Lô với hy vọng tạo ra một mô hình phát triển kinh tế mới cho địa phương.

nhung bui san day cho cu khong lo, nhin da mat o song lo hinh anh 2

Tranh thủ thời tiết thuận lợi, gia đình anh Tân thuê người lao động thu hoạch sắn dây.

Sau khi cải tạo gần 1 mẫu đất, đầu tư gần 50 triệu đồng để ươm giống, giàn leo cho sắn dây, áp dụng kỹ thuật trồng, chăm sóc, sau 1 năm cây sắn dây cho thu hoạch, năng suất cao. Theo anh Tân, sắn dây là loại cây dễ trồng, không kén đất, phù hợp với đất màu, đất bãi, chi phí đầu tư thấp, ít tốn công chăm sóc.

Theo kinh nghiệm trồng sắn dâyhọc được, anh Tân đã thay đổi cách trồng truyền thống mà thực hiện theo cách giâm đoạn dây to, mập gần gốc cho mọc mầm rồi chiết cây, để ra rễ mới đem trồng, phương pháp này cho năng suất cao, củ sắn nạc, nhiều bột và không bị xơ.

 

nhung bui san day cho cu khong lo, nhin da mat o song lo hinh anh 3

Sắn dây ở xã Sông Lô được mùa, có những củ lên tới hơn chục kg.

Từ thành công ban đầu mô hình trồng sắn dây của gia đình anh Tân đã mở ra hướng phát triển cây trồng mới cho bà con nông dân tại địa phương. Ông Đào Quang Huy – Chủ tịch Hội Nông dân xã Sông Lô cho biết: Những năm qua, xã đã tích cực thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, hỗ trợ cho người dân đưa vào trồng 1 số loại cây chủ lực như chuối, măng tây, đu đủ, bưởi… hiệu quả kinh tế mang lại tương đối cao.

Tuy nhiên, theo ông Huy mô hình trồng sắn dây của anh Tân cho thấy đây là loại cây trồng phù hợp, chi phí thấp, thời gian từ trồng đến thu hoạch ngắn nhưng lại cho năng suất cao và tiêu thụ dễ hơn các loại sản phẩm khác, do đó đây cũng là mô hình có thể nhân rộng trên địa bàn, mang lại thu nhập cho người dân

1
Theo Báo Phú Thọ
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm