Đời sống

Phương pháp mới nhằm điều trị chứng mất ngủ

Mất ngủ là một trong những vấn đề chính về giấc ngủ với tỷ lệ ước tính 10% - 15% dân số nói chung và 30% - 60% người già nói riêng. Hơn nữa, mất ngủ thường xuyên có thể xảy ra đồng thời với một loạt các rối loạn tâm thần, bao gồm trầm cảm và biếng ăn.

Các loại 'thần dược' chữa mất ngủ hiệu quả / Trước đám cưới rủ chồng thi bằng lái ô tô nhưng anh nhất quyết từ chối, chuyện phía sau khiến tôi hoang mang mất ngủ

Các loại thuốc phổ biến hiện nay để điều trị mất ngủ là benzodiazepin và non-benzodiazepines, các chất ức chế thần kinh trung ương, giúp tăng cường tín hiệu của chất dẫn truyền thần kinh ức chế γ-aminobutyric acid. Tuy nhiên, những loại thuốc này có thể gây ra một loạt các tác dụng phụ, bao gồm giãn cơ, mất ngủ trở lại, thay đổi cảm giác ngon miệng, suy giảm nhận thức, hội chứng mất trí nhớ, nhờn thuốc và phụ thuộc vào thuốc.

Một phương pháp mới nhằm điều trị chứng mất ngủ

Một bài báo mới được công bố vào ngày 15 tháng 10 năm 2018 trên tạp chí Neuropharmacologycho biết: tăng cường tín hiệu nội bào của thụ thể adenosine A2A có thể là một chiến lược thay thế để điều trị mất ngủ.

Adenosine từ lâu đã được biết là đại diện cho tình trạng thiếu năng lượng tương đối, từ đó gây buồn ngủ quathụ thể adenosine. Tuy nhiên tác dụng phụ về tim mạch đã ngăn cản các bác sĩ sử dụng adenosine A2A trong điều trị rối loạn giấc ngủ.

Mới đây, các nhà nghiên cứu tại Đại học Tsukuba, Nhật Bản đã thành công trong việc tăng cường tín hiệu thụ thể A2A nhằm giảm tác dụng phụ. Họ chứng minh rằng tăng cường tín hiệu thụ thể A2A gây buồn ngủ không thể phân biệt được với thành phần chính của giấc ngủ tự nhiên, hay còn gọi là giấc ngủ sóng chậm - đặc trưng bởi sóng não chậm và biên độ cao, mà không ảnh hưởng đến chức năng của tim mạch.Mustafa Korkutata, tác giả đầu tiên của bài báo cho biết: “Chúng tôi tin rằng phát hiện này có thể giúp những người có vấn đề về giấc ngủ”.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm