Đời sống

Quả sung được ví như "thần dược", giúp sống khỏe thọ lâu ai không biết là "uổng phí một đời"

Quả sung rất dễ kiếm lại rất tốt cho sức khỏe, nhưng trong thực tế thì ít ai biết để tận dụng.

Những loại thực phẩm 'nuôi dưỡng' tế bào ung thư mà nhiều người Việt mê mẩn / Những thực phẩm "cấm" tuyệt đối không nên dùng với rượu bia

Quả sung hay còn được gọi là mật quả, văn tiên quả,... nó có tên khoa học là Ficus racemosa. Cây sung vốn thuộc họ dâu tằm, là loài cây thân gỗ lớn cao tới 25-30 mét, chuyên mọc hoang xung quanh bờ bụi và ao hồ. Quả sung được sử dụng rất nhiều làm thuốc trong Đông y, cũng như được ứng dụng y học trong chữa bệnh ngày nay.

Quả sung có tính bình, vị ngọt, được người xưa chuyên dùng để chữa kiết lỵ, dạ dày, tiêu chảy, giải độc. Ngoài ra quả sung còn tốt cho gan thận, phòng chống ung thư hiệu quả, tốt cho bà bầu. Bên cạnh những tác dụng cho sức khỏe, quả sung có thể được dùng trong làm đẹp.

qua-sung
Ảnh minh họa.

Ngăn ngừa nguy cơ ung thư

Các hoạt chất chống oxy hóa cao và các vitamin có trong quả sung sẽ giúp đánh bay các gốc tự do nguy hiểm gây nên bệnh ung thư ở người. Từ đó giúp người bệnh giảm kích thích khối u đang gặp phải hoặc phòng ngừa ung thư hiệu quả ở những người khỏe mạnh.

Hạ huyết áp

Quả sung là loại quả giàu kali, ít natri. Sự mất cân bằng giữa natri và kali sẽ khiến huyết áp tăng cao nhanh chóng. Do đó, việc áp dụng chế độ ăn uống giàu trái cây và rau củ, trong đó có quả sung tươi sẽ giúp cho lượng kali tăng trở lại, ngừa cao huyết áp.

Không chỉ vậy, quả sung còn chứa nhiều chất béo omega-3 và omega-6, giúp huyết áp ổn định và ngừa được các bệnh tim mạch.

 

Tốt cho hệ tiêu hóa

Sung dồi dào chất xơ và prebiotic, có tác dụng kích thích nhu động ruột, tạo điều kiện thuận lợi cho một số loại vi khuẩn có lợi cho đường ruột phát triển. Vì vậy, ăn sung sẽ góp phần cải thiện hệ tiêu hóa, chống táo bón và ngừa bệnh trĩ.

Ngừa loãng xương

Quả sung chứa nhiều kali, mangan và canxi, những khoáng chất ảnh hưởng đến mật độ xương. Kali có tác dụng chống lại sự bài tiết canxi thông qua nước tiểu.

Trong khi đó, mangan giúp kích hoạt các enzym tiêu hóa thức ăn một cách dễ dàng, từ đó giải phóng các dưỡng chất canxi giúp xương chắc khỏe. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bạn bị dị ứng với các sản phẩm từ sữa, bạn có thể bổ sung canxi từ trái sung.

 

Ngừa tiểu đường

Kết quả nghiên cứu từ Đại học bang Colorado (Mỹ) cho biết các dưỡng chất dồi dào chứa trong quả sung như coumarin, pectin, beta-carotene, vitamin A, C, E, K, đồng, sắt, kẽm… có khả năng làm giảm cholesterol xấu trong máu, hạn chế nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Do đó, nên thêm quả sung vào thực đơn ăn uống mỗi ngày (có thể uống nước sắc từ lá sung) để mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Tác hại của quả sung nếu sử dụng sai cách

Sung có khả năng tăng cường lưu thông máu rất tốt, vậy nên những người bị vết thương hở hoặc phụ nữ đang mang thai cần tránh không được sử dụng quả sung.

 

Quả sung có thể gây ra tình trạng dị ứng ở người nếu như người đó đã từng bị dị ứng với mủ cao su, phấn hoa.

Hàm lượng vitamin K trong quả sung có thể khiến tăng quá trình đông máu của cơ thể. Vậy nên người đang điều trị bằng thuốc cần tránh không sử dụng quả sung.

Ăn quá nhiều quả sung có thể gây ra tình trạng tiêu chảy, đi ngoài phân lỏng. Do đó bạn cần chú ý tới khẩu phần ăn hàng ngày.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm