Quan niệm sai lầm về dinh dưỡng: Ăn óc bổ óc
Nhìn căn nhà mới 3 tầng của anh trai, tôi chưa kịp mừng thì đã giật mình khi thấy chị dâu nằm dưới căn bếp lụp xụp / Sau 3 năm ly hôn chồng cũ lần đầu đến thăm vợ cũ, nghe con trai hồn nhiên hỏi mẹ 1 câu mà anh ta "chết lặng cả cõi lòng"
Với quan niệm “ăn đâu bổ nấy”, nhiều người có quan niệm sai lầm về dinh dưỡng khi cho rằng ăn óc lợn giúp tăng cường trí nhớ, tư duy. Tuy nhiên, dưới góc độ khoa học, óc lại là món ăn có hàm lượng dinh dưỡng rất “nghèo nàn”, thậm chí chứa nhiều chất gây hại cho cơ thể.
Theo thống kê dinh dưỡng, trong 100 g óc lợn chỉ có 9 g chất đạm; 9,5 g chất béo; 1,6 g sắt, song lại có tới 2500 mg cholesterol, tức là gấp 8 lần nhu cầu cholesterol của một người một ngày. Cholesterol cũng chính là thủ phạm gây ra chứng đau đầu, do vậy óc không hề có khả năng chữa được chứng bệnh này như nhiều người vẫn tưởng.
Trả lời Zing Newsvề vấn đề này, TS.BS Nguyễn Trọng Hưng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho hay hầu hết não động vật có chứa hàm lượng cholesterol rất cao, nếu ăn nhiều sẽ có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, gan nhiễm mỡ, thừa cân, béo phì, ảnh hưởng đến phát triển não bộ chứ không phải sẽ phát triển trí thông minh như nhiều người nghĩ, thậm chí làm cho trẻ kém thông minh.
Nếu so sánh óc lợn với một số phủ tạng khác (như tim, gan lợn, gan gà) thì hàm lượng đạm của óc chỉ bằng một nửa gan. Đặc biệt, trong gan có chứa nhiều vitamin A - loại vitamin rất tốt với sự phát triển của trẻ em và chống lão hóa ở người cao tuổi thì trong óc lại không có. Lượng chất đạm có trong óc lợn thấp hơn nhiều so với các loại thịt thông thường như thịt lợn nạc, thịt gà, thịt bò, theo báo Lao động.
Trái với quan niệm thường thấy, óc tập trung nhiều cholesterol và thiếu các dưỡng chất khác.
Ngoài ra, lương y Đa khoa Bùi Hồng Minh, Chủ tịch Hội đông y Ba Đình, còn cảnh báo óc dê có độc, không nên ăn. Đàn ông ăn món này sẽ làm tổn hại tính khí, khó có con. Ăn óc bò không rõ nguồn gốc, mô hệ thống thần kinh có thể bị truyền bệnh não xốp bò "bệnh bò điên" (bovine spongiform encephalopathy). Ngay cả khi các loại óc là của động vật khỏe mạnh thì nó cũng tiềm ẩn những nguy cơ đối với người ăn.
Các loại óc động vật không rõ nguồn gốc tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhiễm vi khuẩn, virut, ký sinh trùng (giun, sán) lây bệnh sang người. Vậy nên, để óc thực sự là món ăn bổ dưỡng cần ăn điều độ và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Khi chế biến các loại óc, không nên nấu với nhiều nước, và chỉ nấu vừa chín, không nấu quá lâu. Tốt nhất là chưng cách thủy hoặc hấp trong nồi cơm vì nếu nấu nhiều nước và nấu chín kỹ thì sẽ làm giảm một lượng lớn phospholipid có trong óc, theo báo Health+.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất

'Số trời' đã định, trước Tết Âm lịch 2021, 3 con giáp này dễ 'đào trúng mỏ vàng', tiền tiêu mãi không hết
Đưa vợ đi ăn tân gia anh đồng nghiệp, nào ngờ cánh cửa vừa mở thì cô ấy điên cuồng lao vào ném đồ, tôi bẽ bàng bỏ đi khi biết nguyên nhân
3 năm yêu thầm anh ta nhưng chỉ một lần đi ăn cùng thì tôi đã muốn "bỏ của chạy lấy người"
Thực phẩm bạn nên dừng ăn vào buổi sáng ngay lập tức
Top 3 con giáp dễ 'đổi đời' ngoạn mục, giàu sang bất ngờ, hạnh phúc viên mãn nếu kết hôn năm 2021

Chuyên gia chỉ ra 6 loại rau cứ luộc lên là hủy gan thận, hại sức khỏe: Toàn món khoái khẩu của người Việt