Quảng Ngãi: Ở nơi này dân đổi đời nhờ... cà pháo
Hậu Giang: Trồng bông điên điển Thái, "hái" 450 ngàn mỗi ngày / Bình Phước: Trồng mít Thái, lùng sục mua trái, báo giá, nhảy giá như giá vàng
Người dân xã Bình Hòa phủ nilon chuẩn bị xuống giống vụ mới trên cánh đồng thôn 3. Ảnh: T.MY
Vụ này, với gần 4 sào đất trồng cà, ông Mạnh đầu tư gần 1 triệu đồng để mua nilon phủ, cộng với phân bón, giống… tổng chi phí gần 3 triệu đồng. Cây cà pháo sau khi trồng khoảng 4 tháng là cho thu hoạch. Tuy cà pháo đầu vụ giá có giảm so với cùng kỳ năm trước nhưng không đáng kể song bù lại đạt sản lượng cao.
Tính bình quân với giá bán 6.000- 7.000 đồng/kg, gia đình tôi có nguồn thu gần 10 triệu đồng/sào. Nếu so với cây ớt, dưa gặp thời điểm được giá vượt trội thì cà pháo không sánh bằng, nhưng nó là cây trồng có giá cả, đầu ra ổn định nhất.”, ông Mạnh cho hay.
Theo ông Tô Ngọc Lanh, một hộ trồng cà pháo có tiếng ở thôn 3, xã Bình Hòa cho biết: Cà pháo từ khi trồng đến khi thu hoạch khoảng gần 1 năm, mỗi tháng thu hái 5-6 lần. Thời điểm mưa nhiều, từ tháng 9 trở đi, cà bắt đầu rộ quả, các hộ trồng thường thành lập ra các tổ, nhóm rồi giúp nhau thu hái để kịp có bán cho thương lái.
Nhìn ruộng cà trĩu quả, ông Lợi cho hay, một tháng nay cà cho thu hoạch rộ, một tuần tôi lại thuê người hái cà một lần, được trên dưới 2 tạ, với giá bán hiện tại là 6.000-7.000 đồng/kg, trừ chi phí còn lại hơn 1 triệu đồng. Sau mỗi lần thu hoạch chỉ cần tưới nước, bón thúc thêm đạm thì trái sẽ lớn nhanh, một tuần sau lại tiếp tục thu hoạch.Như gia đình ông Đinh Ngọc Lợi ở thôn 3, xã Bình Hòa trong khi hiện nay một số bà con đang khẩn trương làm đất, chuẩn bị xuống giống vụ mới thì hơn 2 sào cà của ông đã cho thu hoạch rộ.
Cũng theo ông Lợi, đa số các hộ trồng nơi đây cũng đã biết tự ươm cây giống; từ tháng 9 đến tháng 11 âm lịch là người dân bắt đầu xuống giống. Ngoài ra, người trồng phải thường xuyên theo dõi tình hình sâu bệnh, sau mỗi đợt thu hái phải bón thúc đạm để giữ cho cây có hoa liên tục đến hết thu hoạch.
Chủ tịch Hội Nông dân xã Bình Hòa, ông Nguyễn Văn Hậu cho biết, đây là địa phương có diện tích trồng cà lớn nhất của huyện Bình Sơn. Toàn xã hiện có hơn 6ha trồng cà pháo, tập trung nhiều ở thôn 3. Để nâng cao năng suất cũng như chất lượng cây cà, hầu hết các hộ đều trồng theo phương pháp phủ bạt nilon. Mặc dù chi phí đầu tư lớn hơn so với phương pháp thương nhưng khi phủ nilon có nhiều ưu điểm vượt trội.
Ông Đinh Ngọc Lợi ở thôn 3, xã Bình Hòa phấn khởi vì cà năm nay cho năng suất cao. Ảnh: T.MY
Nếu như trước kia, bà con phải mất nhiều thời gian để chạy nước cho từng luống thì với phương pháp này, người trồng không những tiết kiệm được thời gian mà còn duy trì được độ ẩm cho đất. Cùng với đó là làm sạch cỏ, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh cho cây…
Nhờ đó, cà cho năng suất cao hơn, chất lượng quả đẹp hơn. Bình quân mỗi sào cà cho năng suất 3-4 tấn nhưng trồng bằng phương pháp phủ nilon thì năng suất cao gần gấp đôi, từ 5-6 tấn, sau khi trừ chi phí cho thu nhập gần 20 triệu đồng/sào.
Hiện tại, cây cà pháo chưa phải là cây trồng chủ lực của địa phương nhưng thực tế cho thấy hiệu quả kinh tế từ loại cây trồng này là có. Nhiều hộ nông dân đã mạnh dạn cải tạo đất ruộng; chuyển từ trồng bắp, mì sang trồng cà pháo. Đây là mô hình canh tác lấy ngắn nuôi dài hiệu quả, mang lại thu nhập không nhỏ cho người nông dân.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Con vật được xem như 'lộc trời cho', chui ra từ bụi rậm, nhìn không ai dám ăn nhưng lại là đặc sản có giá 350.000 đồng/kg
Ngày chồng sang sống với bồ, vợ lẳng lặng mở két lấy 300 triệu rời nhà ra đi
Cuối tuần này (23-24/11): 4 con giáp đón lộc trời ban, vận may bất ngờ, thành công vượt mong đợi
Giải mã giấc mơ: Dấu hiệu tiền bạc sắp đến nếu bạn mơ thấy điều này
Khám phá cây thuốc với cái tên đọc 'méo cả mồm' có tác dụng chữa bệnh, phổ biến khắp làng quê Việt
Tại sao ở bồn rửa mặt thường có một lỗ tròn nhỏ, công dụng thực tế là gì?