Đời sống

Rau dền gai - 'thần dược' chữa bệnh trồng đơn giản tại vườn nhà

Kỹ thuật trồng cây rau dền gai cực kỳ đơn giản bởi nó có thể mọc hoang dại mà không cần chăm sóc trong khi đó tác dụng chữa bệnh cực kỳ bất ngờ.

5 thực phẩm khuyến cáo không được rửa trước khi nấu / 5 loại thực phẩm và chất bổ sung hỗ trợ trị viêm khớp hiệu quả

Cây rau dền gai hay dền hoang (danh pháp: Amaranthus spinosus) là loài thực vật có hoa thuộc họ dền. Đây là loài cây thân thảo, có bộ rễ khỏe, ăn sâu nên khả năng chịu hạn, chịu nước tốt, sức nảy mầm cao.

Đặc biệt, ngoài việc dùng làm gia vị trong các món ăn, dền gai còn được coi là một vị thuốc trong vườn nhà bởi tính dễ trồng và ứng dụng trong việc chữa bệnh cao.

 Cây dền gai ngoài tác dụng làm rau ăn còn có thể chữa bệnh. Ảnh minh họa
Cây dền gai ngoài tác dụng làm rau ăn còn có thể chữa bệnh. Ảnh minh họa
Giống rau dền gai

Dền gai có nhiều loại là trắng, đỏ. Dền trắng có thân, lá đều xanh, phiến lá hẹp, hình lá liễu. Còn dền đỏ là loại rau có lá hơi tròn đều hoặc tròn như vỏ hến, có loại lá dài to; thân, cành, lá có màu huyết dụ. Công dụng của các loại rau dền này đều như nhau nên có thể lựa chọn giống nào tùy theo người trồng.

Nhiệt độ và thời vụ trồng rau dền gai

Rau dền sinh trưởng tốt ở nhiệt độ 25 – 300C, nếu có độ ẩm cao thì cây cho nhiều cành lá. Rau dền có thể trồng quanh năm nhưng thời vụ gieo trồng tốt nhất là từ tháng 2 đến tháng 7 hàng năm.

Kỹ thuật trồng cây rau dền gai

Kỹ thuật trồng cây rau dền gai có thể gieo trực tiếp sau đó tỉa ăn dần hoặc trồng cây con ở khoảng cách trồng 5 x 7cm. Hạt dền nhỏ khi gieo nên trộn hạt với một nắm đất khô để gieo cho hạt phân bố đều trên khay.Khi cây được 2-3 lá tiến hành tỉa thưa sao cho khoảng cách giữa các cây là 3-4cm. Tưới hoặc bón phân định kỳ 7-10 ngày/lần.

Kỹ thuật trồng cây rau dền gai cực kỳ đơn giản. Ảnh minh họa
Kỹ thuật trồng cây rau dền gai cực kỳ đơn giản. Ảnh minh họa

Ngoài ra, vì hạt rau dền rất nhỏ nên cần phải làm đất thật kỹ (làm đất nhuyễn) để hạt dền nảy mầm đều. Nếu muốn gieo đều hạt thì hãy lưu ý khi gieo nên trộn hạt với tro bếp để gieo cho đều. Nếu vườn rộng nên làm luống có kích thước chiều rộng từ 0,9–1,0m, còn chiều dài tùy theo kích thước vườn để tiện chăm sóc.

Do rau dền gai mọc hoang nên khi trồng cũng khá nhiều cỏ mọc xung quanh do đó cần thiết phải nhổ cỏ thường xuyên và tưới nước. Mỗi lần thu hoạch nên bón phân để cây có độ sinh trưởng đều, lá xanh, mập.

Phòng bệnh cho rau dền gai

Trồng cây rau dền ít bị sâu bệnh, nếu có chủ yếu là các loài sâu ăn lá như sâu róm, sâu xanh, sâu khoang. Có thể dùng thuốc bảo vệ thực vật để phun phòng trị nhưng lưu ý khi dùng thuốc bảo vệ thực vật phải theo nguyên tắc an toàn cho cả gia đình và đảm bảo thời gian cách ly. Không được dùng các loại thuốc cấm, không sử dụng quá liều quy định.

Tác dụng của cây rau dền gai

Dền gai là loại rau quen thuộc thường được bà con nhiều nơi hái lá nấu canh. Cây mọc hoang và được trồng khắp nơi, hầu như vườn nhà nào cũng có. Ngoài công dụng làm rau ăn, dền gai còn được xem như là một vị thuốc quý chữa được nhiều bệnh. Toàn cây được dùng làm thuốc.

Theo y học cổ truyền, dền gai có vị ngọt nhạt, tính hơi lạnh; có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, trừ thấp, thu liễm ngừng tả. Thường dùng trị phù thũng, bệnh về thận, chữa lỵ và làm thuốc điều kinh. Phần cây trên mặt đất được dùng làm thuốc chữa bỏng, đắp tiêu viêm mụn nhọt. Lá có tính long đờm và được dùng trị ho và các bệnh về đường hô hấp. Hạt dùng để đắp, băng bó chấn thương...

Một số bài thuốc từ cây rau dền gai
Chống bệnh tiểu đường/sinh sản tinh trùng: Nghiên cứu cho thấy dung dịch trích trong rượu methanol của đường glucose trong máu. Rau dền amaranthus spinosus giảm tình trạng đáng kể, so sánh với glibenclamide. Thí nghiệm cũng cho thấy tác dụng hạ lipide trong máu và sự sinh sản tinh trùng gia tăng bằng cách tăng số lượng tinh trùng và trọng lượng cơ quan sinh dục, cơ quan phụ thuộc. Kết quả trên hổ trợ cho sự sử dụng theo dân gian cho bệnh tiểu đường.
Là thuốc giảm đau hiệu quả: Có thể sử dụng dền gai độc vị (chỉ dùng dền gai sắc uống) hoặc kết hợp với các vị thuốc trừ thấp khác như lá lốt, rễ cỏ xước, thiên niên kiện, thổ phục linh, sài đất,…giúp giảm các triệu chứng đau nhức cho người bệnh. Có thể dùng cành lá giã nát đắp lên các khớp đang sưng nóng, đau nhức cũng có tác dụng giảm đau nhanh chóng.
Tốt cho xương khớp: Đối với các bệnh xương khớp dền gai giúp thanh nhiệt trừ thấp, lợi tiểu, loại bỏ tác nhân gây bệnh ra ngoài qua đường tiểu tiện, giảm sưng nóng đỏ đau các khớp, từ đó rất có hiệu quả trong đợt cấp của các bệnh khớp. Ngoài ra trong dền gai có hàm lượng canxi và các chất khoáng giúp cho quá trình tạo xương chắc khỏe hơn, hạn chế loãng xương và thoái hóa khớp.
Chữa da nổi mẩn ngứa do tiếp xúc với rơm rạ: Dền gai tươi, rau sam tươi, lá hẹ tươi (hoặc lá bạc hà tươi) các vị đều bằng nhau. Giã nát đắp vào chỗ da nổi mẩn, mỗi ngày 2 – 3 lần.
Ho có đờm: Thân, lá cây rau dền gai 50 – 100g, giã nát, vắt lấy nước uống. Hoặc dùng thân, lá cây rau dền gai 50g, lá bồng bồng 20g, kim ngân hoa 20g, cam thảo đất 16g. Sắc uống ngày một thang, chia 2 – 3 lần. Hoặc dùng thân, lá cây rau dền gai 50g, lá húng chanh 16g, vỏ rễ dâu tằm 16g, cam thảo đất 16g. Sắc uống ngày một thang, chia 2 – 3 lần. Dùng 5 – 7 ngày.
Viêm họng, đau họng: Thân, lá cây rau dền gai, lượng vừa đủ, thêm một ít muối hạt, 1 – 3 lát gừng tươi. Tất cả nhai nát, nuốt nước dần. Ngày nhai, ngậm 1 – 2 lần đến khi đỡ đau họng.
Bảo vệ gan: Kết quả nghiên cứu cho thấy hoạt động tiểm năng bảo vệ gan trong những vết thương gan, thí nghiệm ở động vật. Một nghiên cứu cho thấy cơ chế bảo vệ từ những chất hiện diện như flavonoïdes và hợp chất phénolique.
Chữa sỏi thận: Rễ rau dền gai (sao vàng), kim tiền thảo, mã đề, rễ thiên lý, rễ cỏ tranh, đậu đen (sao thơm) mỗi thứ 12g; vỏ quả bí đao 20g, sắc uống. Uống trong 10 ngày.


 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm