Rửa rau cho thêm thứ này vào mới là sạch và an toàn nhất - không phải muối như mọi người vẫn nghĩ
Làm vịt om sấu mà không biết mẹo này thì kém ngon, thịt vừa dai lại đầy mùi hôi / Mẹo chọn quả mãng cầu ngon, hàng chuẩn chính hiệu
Trao đổi với chúng tôi, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (chuyên gia về công nghệ thực phẩm) cho rằng, việc người dân cho rằng ngâm rau bằng nước muối có thể loại bỏ được các tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất là hoàn toàn sai lầm.
“Hiện nay chưa một dung dịch nào có thể loại trừ hoàn toàn thuốc trừ sâu, hóa chất bảo quản trên các loại rau, củ và các thực phẩm khác”, PGS Thịnh khẳng định.
Ảnh minh họa.
Theo vị chuyên gia này, nước muối chỉ có tác dụng sát khuẩn, loại nước này vô dụng trong việc loại bỏ hóa chất. Các loại hóa chất thuốc trừ sâu dễ hòa tan trong môi trường nước, cơn mưa rào to có thể gột rửa 70-80% thuốc trừ sâu trên ngọn rau, ngọn cây…Hơn nữa, những nhà sản xuất khi đưa các loại thuốc ra thị trường đều có ghi rõ hướng dẫn, khi sử dụng bao nhiêu ngày sau mới được sử dụng. Vì thế, người dân nên tuân thủ và thực hiện theo dướng dẫn này.
Còn đối với việc, ngâm nước mối để diệt vi khuẩn, ký sinh trùng. Theo PGS Thịnh, việc làm này chỉ là kinh nghiệm truyền tai nhau và mọi người thực hiện, chứ chưa có nghiên cứu về việc nước muối pha loãng (thường là 0.9%) có thể diệt được ký sinh trùng như giun sán.
Về vấn đề này, TS Từ Ngữ (Tổng thư ký Hội dinh dưỡng Việt Nam) cũng cho biết, việc người dân ngâm rau vào nước muối với mục đích loại bỏ vi khuẩn và hóa chất là quan điểm chưa chính xác.
Không chỉ có vậy, TS Từ Ngữ còn cho rằng, việc lạm dụng nước muối khi ngâm rau có thể gây ra tác hại xấu cho sức khỏe. Theo đó, nếu ngâm nước muối với nồng đồ cao sẽ làm tăng áp lực thẩm thấu khiến rau quả bị nhiễm mặn. Tạo ra thói quen ăn mặn cho người Việt và sẽ tạo ra gánh nặng cho thận, cao huyết áp và bệnh tim mạch.
Để đảm bảo an toàn, các chuyên gia cho rằng, người dân nên thực hành sản xuất thực phẩm nói chung, các loại rau nói riêng an toàn theo quy định. Tuân thủ việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Khi mua rau về cần loại bỏ những lá vàng, lá gốc rồi mới sơ chế. Rửa rau cần rửa nhiều lần dưới vòi nước, giúp loại bỏ trứng các loại ký sinh bám trên bề mặt. Các chuyên gia về ký sinh trùng cũng khuyến cáo không ngâm rau với nước muối, mà nên ngâm rau trong thuốc tím với nồng độ cho phép để diệt ấu trùng.
Cách rửa rau sạch và an toàn
Theo các chuyên gia, rau xanh được chia làm 4 loại: lá, quả, củ và hoa. Mỗi loại sẽ có nguy cơ nhiễm bẩn, ô nhiễm nguồn nước khác nhau nên khi rửa cần phân loại để làm sạch.
Rau ăn lá được xếp vào dạng ô nhiễm nhiều nhất và nguy cơ mang mầm bệnh tả cao do chứa nhiều vi khuẩn E.Coli và Salmonella từ việc tưới phân tươi trực tiếp lên lá. Vì thế, khi mua về, nên nhặt sạch rau, ngâm qua nước và bắt đầu rửa từng lá, cọng dưới vòi xối. Các cành rau nhỏ như rau muống... phải rửa làm nhiều lần, sau đó rửa từng mớ nhỏ bằng nắm tay dưới vòi nước. Cách tốt nhất hiện nay để loại bỏ các khuẩn tả là ngâm qua nước. Một chậu nước khoảng 10 lít chỉ cho lưng thìa cà phê (một thìa nhỏ) muối ngâm trong vòng 5 phút.
Rau ăn quả thường ít ô nhiễm hơn rau ăn lá bởi quả chủ yếu leo giàn nên khi tưới ít bị dính phân. Nhưng rau ăn quả dễ bị nhiễm thuốc bảo vệ thực vật do thu hoạch quá sớm chưa hết hạn cách ly thuốc hay ô nhiễm khi bảo quản. Khi mua về không nên ăn liền theo thói quen vẫn tồn tại của người Việt Nam. Hãy rửa sạch từng quả rồi bọc nylon cho vào tủ lạnh, ăn sau 2 ngày. Với cách này, rau quả vẫn đảm bảo độ tươi ngon, vừa có thời gian để thuốc phân hủy. Các loại rau quả cần ăn ngay nên rửa sạch dưới dòng nước và ngâm nước muối. Tránh ngâm nước muối rồi cho vào tủ lạnh để cách ngày vì quả dễ bị hỏng.
Rau ăn củ nói chung đảm bảo an toàn hơn nên không cần ngâm nước muối hay thuốc tím. Khi chế biến rau củ nên rửa sạch vỏ sau đó gọt và rửa lại lần nữa. Cách này hạn chế các chất bẩn dính ngoài vỏ củ vào phần thịt củ đã gọt.
Rau ăn hoa được xem là đảm bảo vệ sinh nhất. Hoa thường ở trên cao và rất kỵ với các loại thuốc bảo vệ thực vật hay phân phun trực tiếp vào, rất khó dính bẩn. Khi phun người trồng phải dùng lá đậy mặt hoa nên chế biến chỉ cần rửa hoa sạch dưới vòi nước là đảm bảo an toàn.
Rau gia vị chỉ cần rửa qua. Các loại rau gia vị như hành, thì là hay các loại quả vỏ trơn bóng như cà chua, cà tím, ớt tươi... cũng cần phải rửa sạch như các loại rau khác vì nhiều nơi trồng hành còn bẩn hơn cả rau, họ có thể tưới phân tươi... nên nguy cơ nhiễm ký sinh trùng rất cao.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bấm chuông giữa trưa, mẹ chồng bơ phờ tìm đến xin ở nhờ: Cú sốc gia đình khiến tôi nghẹn lời
10 triệu mỗi tháng gửi về chăm bố mẹ chồng, nhưng ngày về thăm quê, nhìn mâm cơm nghèo nàn, tôi lặng người
Bí mật kinh hoàng sau tờ đăng ký xe máy của mẹ chồng: Cơn ác mộng của một cuộc hôn nhân tưởng như hoàn hảo
Từ ngày 22/11 đến cuối năm: Ba con giáp đón sóng may mắn, tài lộc hanh thông, sự nghiệp thăng tiến
Giải mã giấc mơ thấy người đã khuất xuất hiện trở lại
Từ cuối tháng 11: Sao tài lộc rực sáng, 4 con giáp bứt phá và hưởng lộc lớn