Rùng mình đặc sản nổi tiếng Đồng Nai, ai can đảm mới dám thưởng thức vì rất hôi hám
Đặc sản cơm cháy giòn rụm - thức quà dân dã có lịch sử hơn 100 năm của Ninh Bình / Dạo chơi bến Ninh Kiều mà chưa ăn thử đặc sản bánh cóng thì quả là thiếu sót
Anh Lâm Dũng (28 tuổi) cho biết: “Dơi có nhiều loại nhưng không phải loài nào ăn cũng ngon. Dân miệt vườn quê mình chỉ sử dụng 2 loại dơi là dơi sen và dơi quạ để chế biến.
Dơi quạ là dơi đen và to con hơn, dơi sen màu lông chuột. Cả hai đều xấu và hôi nhưng dơi bắt được ngửi càng hôi thì thịt lại càng thơm. Dù vậy dân mình thường chỉ ăn dơi quạ vì to con, lợi thịt và nhiều huyết. Căng một con dơi quạ lớn ra, từ đầu cánh này sang đầu cánh kia có thể dài đến một sải tay. Thui lông đi rồi, con này to chừng con gà mái tơ.
Còn dơi sen là giống dơi mà người ta vẫn thường thấy chiều chiều bay chập chờn trên thành phố hay đồng quê bắt muỗi. Giống này nhỏ, chỉ hơn con chim sẻ một chút và có tiếng là hôi hơn quạ nhiều”.
Dân miệt vườn miền Tâychỉ sử dụng 2 loại dơi là dơi sen và dơi quạ để chế biến.
Loài dơi thường sống thành bầy đàn, ăn trái cây vườn, vì thế cứ chập tối, người ta lại chuẩn bị dơi mồi, lưới vợt, giỏ đựng để đi săn bắt chúng. Khi bắt được, họ sẽ bỏ vào giỏ đựng đem về làm thịt và khi lấy ra cần khéo léo kẻo dơi cắn vào tay chảy máu.
“Khâu chế biến dơi cũng không hề đơn giản, bởi dơi mới bắt vừa hôi vừa xấu, ngoại hình dữ tợn, cầm con dơi trên tay không mấy ai giữ được bình tĩnh nếu lần đầu tiếp xúc. Vì thế, khi làm thịt dơi, thao tác phải đúng cách nếu không thịt dơi sẽ mất đi hương thơm và vị ngọt. Làm thịt dơi không được rửa nước, chỉ cần sơ chế bằng cách nắm cánh dơi, lột da, rồi ngắt phía sau rút hết ruột là đã có thể bắt đầu chế biến”, anh Lâm Dũng nói.
Dơi ăn nhiều trái cây nên thịt rất ngon, ăn rất mát và bổ, có thể chế biến thành nhiều món như: dơi khìa nước dừa, trộn gỏi bắp cải, cuốn bánh tráng chấm nước mắm chua ngọt, nướng chao, nướng than tàu… Nhưng nhiều người rất thích nhất vẫn là món dơi sen nấu cháo.
Dơi ăn nhiều trái cây nên thịt rất ngon, ăn rất mát và bổ, có thể chế biến thành nhiều món như: dơi khìa nước dừa, trộn gỏi bắp cải, cuốn bánh tráng chấm nước mắm chua ngọt, nướng chao, nướng than tàu…
“Với đặc sản này, quan trọng là phải bỏ hai cục xạ trắng cứng dưới cánh dơi. Chặt bỏ luôn hai cánh và đầu rồi băm thịt dơi thật nhuyễn. Sau đó họ bắc chảo lên khử tỏi cho thơm, rồi để thịt vào xào, vừa chín thì lấy ra cho vào nồi cháo nấu tiếp. Trước khi nấu cháo thì phải rang gạo cho vàng, nấu nhừ với đậu xanh cà, gừng xắt chỉ, nấm rơm, gia vị các loại.
Sau khi cho dơi vào cháo thì nêm nếm sao vừa miệng rồi dùng tô đã chuẩn bị sẵn, rau bắp chuối để dưới và múc cháo vào, ăn nóng. Cháo dơi sen ăn kèm với năng, giá sống, rau đắng đồng, vắt chút chanh tươi”, người đàn ông miền Tây cho hay.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Con lợn nặng cả tạ nhưng có 1 bộ phận chỉ nặng 2 lạng vô cùng quý, bổ như nhân sâm, không phải ai cũng biết để ăn
Các cụ khuyên nhủ: 'Con rể lên giường, nhà tan cửa nát', tại sao lại nói như vậy?
Sự khác biệt giữa những người thường xuyên đến thăm mộ và những người không đến là gì?
Lời răn dạy của người xưa: 'Khi đến tuổi 49, đừng ở lại bốn nơi này!', ý nghĩa thực sự đằng sau là gì?
Tử vi tuần mới (25/11 - 1/12): 3 con giáp đón nhận vận may bùng nổ, tài lộc rực rỡ từ Thần tài
Thót tim lúc nửa đêm: Mẹ chồng bất ngờ làm điều không tưởng khi tôi trèo thang bỏ trốn