Sai lầm khi ăn cơm rất nhiều người mắc phải
Tôm rang lá chanh đậm đà đưa cơm / Cách muối dưa cải ngon mà các bà nội trợ cần biết
Bạn tuyệt đối không ăn quá nhiều cơm trong một bữa.
Ai cũng biết, cơm là chất cung cấp tinh bột chính trong bữa ăn. Trong quan niệm của nhiều người, ăn cơm nhiều sẽ cung cấp nhiều dưỡng chất, giúp no lâu. Chính vì thế, ăn nhiều cơm sẽ có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, quan niệm này không đúng một phần nhờ những lí do sau:
Trong cơm có chứa nhiều đường, nếu ăn nhiều cơm trong bữa sẽ gây khó tiêu, việc kết hợp với nhiều thực phẩm nhiều đường khác nữa sẽ khiến lượng đường trong máu tăng cao. Tình trạng này kéo dài là nguyên nhân chủ yếu gây nên những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới cuộc sống và chất lượng cuộc sống.
Một số biến chứng của bệnh tiểu đường khi mắc phải mà bạn cần biết bao gồm: tăng huyết áp, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho người mắc ĐTĐ…Hơn nữa, một khi mắc bệnh tiểu đường người bệnh sẽ phải kiêng hem nhiều thứ và thông thường sẽ phải hối hận về nhiều hậu quả nặng nề
Như vậy, đối với một người bình thường thì nên dùng bao nhiêu chén mỗi bữa cơm? Thông thường, người trường thành có mức lao động thể lực bình thường chỉ nên ăn khoảng 2 bát cơm lưng mỗi ngày. Chỉ với khối lượng cơm như thế nạy thì bạn đã đảm bảo được chất lượng được bữa ăn
Không nhai kỹ
Việc ăn cơm không nhai kỹ sẽ không giúp bạn nhận thức được cơn đói tự nhiên, cũng như các dấu hiệu báo no. Nó làm tăng nguy cơ ăn quá nhiều, dẫn đến béo phì. Ngoài ra, những người ăn nhanh sẽ ăn nhiều hơn. Khi ăn nhanh, cơ thể sẽ ngừng tiết hormone có nhiệm vụ thông báo lên não rằng dạ dày đã đầy.
Vo kỹ gạo
Thông thường, gạo cung cấp chất bột đường, vitamin và các khoáng chất, bổ sung năng lượng cho cơ thể. Trong đó, gạo chứa chủ yếu là vitamin nhóm B (B1, B3, B6) và chất xơ.
Ngoài ra, gạo còn có vitamin E, sắt, kẽm, thậm chí omega-3. Lớp vỏ cám ở quanh hạt gạo chứa rất nhiều xenlulo, có tác dụng thúc đẩy quá trình bài tiết cholesterol, làm giảm hàm lượng cholesterol có hại trong máu. Vì vậy, khi bạn vo gạo quá kỹ, lượng dinh dưỡng quan trọng trong thực phẩm này sẽ mất đi, tăng nguy cơ gây hại cho cơ thể.
Nhịn cơm để giảm cân
Tinh bột mà điển hình là cơm chiếm một phần năng lượng chính trong khẩu phần ăn của người Việt không đồng nghĩa với việc nó là "thủ phạm" làm tăng cân. Nhiều người béo phì, giảm cân áp dụng phương pháp nhịn ăn 1 thời gian ngắn thì thấy hiệu quả nhanh chóng nhưng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe trong thời gian dài. Thậm chí, sau khi nhịn ăn chúng ta sẽ có xu hướng ăn nhiều hơn thậm chí còn tăng cân nhanh hơn thời gian đầu.
Hơn nữa, khi nhịn cơm, dịch mật cũng không được tiết ra để đào thải độc tố, khiến nguy cơ nhiễm độc lại càng tăng cao. Đứng trên góc độ dinh dưỡng, biện pháp tốt nhất để thanh lọc cơ thể chính là duy trì lối sống lành mạnh, tập thể dục, tăng cường ăn các thực phẩm hỗ trợ thải độc như tảo bẹ, đậu xanh, nấm đen, sữa chua…
Chỉ ăn gạo trắng
PGS.TS Nguyễn Xuân Ninh cho hay cách ăn cơm đúng là không nên ăn quá 3 bát/ngày. Bạn hãy tập thói quen giảm lượng cơm trắng mỗi bữa, thay vào đó, bổ sung đa dạng các món ăn đi kèm.
Vị chuyên gia dinh dưỡng này cũng khuyên mọi người nên ăn rau trước tiên, sau đó mới đến cơm và món khác. Chất xơ có trong rau sẽ giúp làm chậm quá trình hấp thu đường vào cơ thể. Lượng carbohydrates mà bạn nạp vào sẽ mất nhiều thời gian hơn để chuyển hóa thành glucose. Điều này giúp đường huyết không tăng cao và hạn chế áp lực cho quá trình tổng hợp đường của cơ thể.
Ngoài ra, chất xơ trong rau sẽ giúp bạn no nhanh và lâu đói, khiến bạn ăn ít cơm, đồng thời lượng đường bột nạp vào cơ thể cũng giảm đi.
"Có thể thay thế gạo trắng bằng các loại ngũ cốc, đậu nhiều chất xơ. Các loại ngũ cốc thô nguyên hạt sẽ giữ được vitamin và chất xơ như gạo lứt, yến mạch, ngô, lúa mỳ, mè đen, đậu nành, đậu xanh, đậu đỏ… Những loại carbohydrates phức hợp trong ngũ cốc giúp điều hòa sự hấp thụ đường, đồng thời, thúc đẩy sự chuyển hóa chất béo", PGS.TS Nguyễn Xuân Ninh nói.
Ông Ninh cũng khuyến cáo người dân ăn ít cơm vào bữa tối. Ăn quá nhiều cơm có khả năng làm tăng nồng độ đường trong máu vào sáng hôm sau. Vì vậy, bạn chỉ nên ăn cơm vào buổi sáng hoặc trưa, sau đó, bữa tối ăn nhẹ nhàng.
Nấu cơm bằng nước lạnh
PGS Ninh cho biết khi bạn sử dụng nước lạnh để nấu cơm, hạt gạo bị trương lên, chất dinh dưỡng nở ra, tan vào nước. Nếu dùng nước sôi để nấu, hạt cơm sẽ dẻo, lớp ngoài hạt gạo co lại, tạo màng bảo vệ. Khi đó, hạt không bị nứt, vỡ, lượng vitamin B1 được giữ lại nhiều hơn 30% so với cách nấu bằng nước lạnh.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tử vi ngày 15/11/2024 cho 12 con giáp: Tuổi Tuất đón tin vui, tuổi Tý gặp may mắn trong sự nghiệp
Bi kịch gia đình: Chồng vào bếp, vợ đi làm, mẹ chồng bỗng chốc nổi giận – Không khí gia đình căng thẳng vì một câu nói trẻ con
Từ ngày 15/11, 3 con giáp này sẽ đổi vận, tài lộc thăng hoa, sự nghiệp suôn sẻ
Món ăn này chứa đầy “báu vật”, nhuận phổi, dưỡng dạ dày, lại rẻ, tiếc là nhiều người không biết ăn
Trong phiên toà căng thẳng phân chia tài sản, khi chồng cũ của tôi đang lớn tiếng đòi chia phần mình, bỗng mẹ chồng bước vào, tay chống gậy, dáng người gầy gò nhưng ánh mắt cương quyết
Ngay từ khi bước chân vào nhà bạn trai, tôi đã thấy cánh cửa tương lai đang khép dần lại bởi một câu nói tưởng chừng vô tình nhưng lại sắc bén như dao cạo của mẹ anh