Đời sống

Sai lầm khi ăn tỏi làm mất sạch dinh dưỡng, rất nhiều người vẫn mắc phải mà không hề biết

Dưới đây là một số tác dụng của tỏi, lượng tỏi bạn nên ăn mỗi ngày, và sai lầm phổ biến khi nấu tỏi.

Đưa vợ đi ăn tân gia anh đồng nghiệp, nào ngờ cánh cửa vừa mở thì cô ấy điên cuồng lao vào ném đồ, tôi bẽ bàng bỏ đi khi biết nguyên nhân / Ăn nhịn để dành mua xe ô tô thì chị chồng mượn "dùng cho sang" và luôn trả trong tình trạng hết xăng

Tỏi được sử dụng trong nhiều món ăn

Phần cuối củ tỏi rất giàu các hợp chất bổ dưỡng được gọi là allicin và alliinase. Trên thực tế, sự hiện diện của allicin trong tỏi có khả năng tăng cường hệ miễn dịch.

Một đánh giá năm 2015 từ Tạp chí Miễn dịch học cho thấy tỏi củng cố hệ thống miễn dịch bằng cách kích thích các tế bào miễn dịch. Tracey Brigman, chuyên gia thực phẩm và dinh dưỡng tại Đại học Georgia (Mỹ), nói rằng tỏi cũng có thể giúp ngăn ngừa cảm lạnh và cảm cúm vì đặc tính kháng khuẩn và kháng sinh của tỏi ngăn chặn sự phát triển của virus, vi khuẩn và các sinh vật không mong muốn khác.

Tuy nhiên, Brigman lưu ý rằng: mặc dù một số nghiên cứu cho thấy tỏi có nhiều tác dụng nhưng vẫn thiếu bằng chứng chắc chắn rằng bổ sung tỏi giúp ngăn ngừa hoặc giảm mức độ nghiêm trọng của cảm lạnh thông thường và cúm.

Bạn vẫn nên rửa tay thường xuyên, tránh sờ tay lên mặt, uống đủ nước và thực hiện các phương pháp khác để ngăn ngừa bệnh.

Tỏi có thể làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư

Brigman cho biết: "Tỏi cũng là một nguồn cung cấp dồi dào hóa chất thực vật, chất giúp bảo vệ khỏi tổn thương tế bào, giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư".

Hóa chất thực vật là các hợp chất trong rau và trái cây có liên quan đến việc giảm nguy cơ bệnh mãn tính. Có một số bằng chứng cho thấy việc tiêu thụ hóa chất thực vật thông qua tỏi có thể có tác dụng chống ung thư và giảm nguy cơ ung thư dạ dày và đại trực tràng.

Tuy nhiên, nghiên cứu về vấn đề này trên người còn thiếu và chưa chứng minh được rằng tiêu thụ tỏi thực sự có thể ngăn ngừa hoặc điều trị ung thư.

Tỏi có thể cải thiện sức khỏe tim mạch

Một nghiên cứu năm 2019 được công bố trên Tạp chí Y học Thực nghiệm và Trị liệu cho thấy tiêu thụ hai viên chiết xuất tỏi mỗi ngày trong hai tháng có thể làm giảm huyết áp và giảm độ cứng động mạch đối với những người bị tăng huyết áp.

Brigman nói: "Tỏi dường như giúp bảo vệ tổng thể trái tim của bạn".

Ngoài ra, một báo cáo năm 2013 viết rằng tỏi có thể làm giảm lipid trong máu, có nghĩa là giảm cholesterol và do đó giảm nguy cơ hình thành mảng bám trong hệ thống tim mạch.

Lượng tỏi cần thiết để đạt được những tác dụng tốt cho tim mạch khác nhau giữa các cá nhân. Tuy nhiên, nhìn vào các nghiên cứu có sẵn về chủ đề này, tốt nhất bạn nên tiêu thụ khoảng 4 tép tỏi tươi mỗi tuần, theo tiến sĩ Puja Agarwal, nhà dịch tễ học dinh dưỡng tại Trung tâm Y tế Đại học Rush.

Lượng tỏi nên ăn mỗi ngày

Mặc dù tỏi có nhiều lợi ích sức khỏe, chuyên gia khuyên không nên ăn quá nhiều tỏi một cách đột ngột.

Brigman cho biết: "Một đến hai tép mỗi ngày nên là mức tiêu thụ tối đa đối với bất kỳ ai". Ăn nhiều hơn có thể gây đau bụng, tiêu chảy, đầy bụng hoặc hôi miệng.

Chuyên gia giải thích: "Nếu bạn ăn hai tép tỏi mỗi ngày, bạn cũng có thể muốn thêm rau mùi, bạc hà hoặc táo vào chế độ ăn để ngăn hơi thở có mùi".

Cho tỏi vào lúc đang nấu dở các món ăn

Không nên làm như vậy. Khi bạn chiên, xào… các gia vị như dầu ăn, hành, tỏi thì nên cho gia vị tỏi vào sau cùng. Điều này sẽ tránh cho tỏi bị cháy, một nguyên nhân khiến cho món ăn có vị đắng. Hơn nữa, tỏi nấu quá chín cũng sẽ bị mất đi một lượng vitamin đáng kể.

Sau khi bóc vỏ tỏi thì không nên nấu ngay vì làm mất hoạt tính của enzym allinase, mà chúng ta nên để tỏi đã dập sau 15 phút rồi đem ra chế biến món ăn mới phát huy được tác dụng hoàn hảo của tỏi.

Nếu bạn đang nấu các món có nhiều chất lỏng như nước sốt mì ống, bạn có thể cho thêm tỏi sớm.

Nấu chín tỏi, đun tỏi quá lâu khi nấu ăn

Tỏi được dùng như một loại gia vị trong nấu ăn, đồng thời dây được xem như là một vị thuốc chữa bệnh. Tuy nhiên, nếu bạn có thói quen đun tỏi khi nấu với nhiệt độ cao, thì sẽ làm giảm khả năng chữa và ngăn ngừa bệnh tuyệt diệu của tỏi. Vi trong tỏi có chứa thành phần hoạt chất allicin, chất này được kích hoạt khi nhai, cắt hoặc nghiền tỏi sống và sẽ bị vô hiêu hóa bởi nhiệt độ.

n-toi-hiwp16364360
Ảnh minh họa.

Chính vì thế, để phát huy tối đa công dụng của tỏi, nên lưu ý là sau khi nghiền hay băm tỏi, bạn đợi ít nhất 10 phút rồi mới bắt đầu cho tỏi vào nấu. Và hãy nhớ là nấu với tỏi thì chỉ nên đun lửa nhỏ trong khoảng thời gian ngắn, tối đa là 15 phút thôi nhé.

Sử dụng tỏi để quá lâu

Tỏi tươi với lượng hoạt chất mạnh hơn và hiệu quả cao hơn nhiều so với tỏi để lâu ngày. Vì vậy , bạn không nên lưu trữ quá nhiều tỏi. Tuy tỏi có thể bảo quản được vài tháng nhưng bạn cũng nên sử dụng những củ tỏi tươi mới để món ăn được dậy mùi và bổ dưỡng hơn nhé.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm