Sai lầm khi đo đường huyết tại nhà bạn cần chú ý
Chán rau muống xào và luộc, hãy làm ngay món gỏi vừa xanh vừa giòn lại đưa miệng, giải ngấy / Đàn bà khi không được thỏa mãn 3 "lỗ" này dễ ngoại tình: Điều thứ nhất có tới 90% chị em thừa nhận đúng
Đường huyết, rối loạn đường huyết là gì?
Bạn cần chú ý thận trọng khi đo đường huyết tại nhà. Nguồn ảnh: Internet
Đường hay còn gọi là glucose – là loại đường chiếm tỷ lệ cao và là thành phần chuyển hóa chính. Chúng là năng lượng cho mọi cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là não bộ.
Rối loạn đường huyết là bất thường xảy ra trong bất kỳ giai đoạn nào của chu trình chuyển hóa glucose. Bình thường đường huyết được giữ ở mức ổn định trong máu, những bệnh lý có thể làm tăng ngưỡng này gây ra các triệu chứng cho người bệnh.
Rối loạn đường huyết lúc no là sự tăng đường bất thường sau ăn gây ra các vấn đề sức khỏe cho người mắc. Bệnh lý đái tháo đường là nguyên nhân tăng đường huyết bất thường trong máu thường gặp nhất.
Người mắc bệnh có thể có các triệu chứng như:
Khát nước và uống nước rất nhiều.
Đi tiểu nhiều.
Hay đói bụng, ăn nhiều, nhất là đồ ngọt.
Nước tiểu kiến bu.
Nhìn mờ.
Buồn nôn.
Buồn ngủ.
Giảm khả năng gắng sức.
Khi có những dấu hiệu này, bạn nên nghi ngờ và đến gặp bác sĩ ngay để được làm xét nghiệm. Xét nghiệm có thể được thực hiện trong nhiều thời điểm khác nhau và có ngưỡng bình thường khác nhau. Vì đường huyết vốn là trị số không ổn định và thay đổi theo thời gian, bữa ăn, vận động và thuốc. Rối loạn đường huyết lúc no cũng có giới hạn riêng để định lượng và chẩn đoán.
Chỉ số đường huyết lúc no
Chỉ số đường huyết không giống nhau nếu được xét nghiệm vào các khung thời gian khác nhau. Xét nghiệm đường sau ăn có thể được thực hiện tại phòng khám hay người bệnh tự theo dõi ở nhà. Các giá trị bình thường của đường huyết sau ăn là:
Chỉ số đường huyết sau ăn 90 phút:
Người không mắc bệnh: < 7.8 mmol/L (hay 140 mg/dl).
Người mắc đái tháo đường type 2: < 8.5 mmol/L (hay 153 mg/dl).
Người mắc đái tháo đường type 1: 5-9 mmol/L (hay 90-162 mg/dl).
Trẻ em: 5-9 mmol/L (hay 90-162 mg/dl).
Chỉ số đường huyết sau ăn 2h: < 7.8 mmol/L (hay 140 mg/dl).
Nghi ngờ bệnh lý rối loạn đường huyết lúc no nếu kết quả xét nghiệm nằm ngoài các giá trị này. Ngoài ra, kết hợp với các phương pháp chẩn đoán khác cũng giúp chẩn đoán bệnh như:
Đo đường huyết bất kỳ thời điểm.
Đo đường huyết sau nhịn ăn 8h.
Nghiệm pháp dung nạp đường.
HbA1c.
Một số xét nghiệm có thể tự thực hiện tại nhà, song cũng có thể làm trong bệnh viện. Nhưng lựa chọn phương pháp nào để chẩn đoán nên cần sự tư vấn của bác sĩ chuyên môn.
Sai lầm khi đo đường huyết tại nhà
Sử dụng que thử sai cách
Mỗi que thử chỉ sử dụng một lần và không tái sử dụng que thử đó cho những lần đo sau. Bạn nên lưu ý hạn sử dụng của que thử, bảo quản que thử tránh ẩm mốc, trong môi trường không quá 30 độ C; không dính bụi bẩn, máu khô và các chất khác. Hộp đựng que thử phải được đóng nắp kín sau khi lấy que thử ra.
Người bệnh tuyệt đối không dùng que hay máy của người khác để tránh nhiễm trùng và các bệnh lây qua đường máu; chú ý cách sử dụng que thử đường huyết trên giấy hướng dẫn. Kết quả không chính xác còn do người bệnh sử dụng que thử bị hư do bảo quản trong môi trường không phù hợp, bị rách, dơ hoặc đặt que vào máy không đúng vị trí.
Cho máu vào que thử không đủ
Khi đo đường huyết, người bệnh cần ngồi hoặc nằm thoải mái và thả lỏng cơ thể, xoa bóp để máu lưu thông tốt. Khi bắt đầu đo đường huyết tại nhà, người bệnh vuốt nhẹ từ gốc đến đầu ngón tay; đặt kim chích ở mép ngoài cạnh đầu ngón tay và bấm chích máu. Vuốt và nặn nhẹ sao cho lấy đủ lượng máu xét nghiệm.
"Một số người bệnh thường không cho đủ lượng máu cần xét nghiệm vào que thử, dẫn đến kết quả đo đường huyết không chính xác. Để da chạm vào vùng thấm máu sẽ ảnh hưởng đến kết quả", bác sĩ Dung nói.
Theo dõi đường huyết ngay sau ăn
Sau khi ăn 1-2 giờ, chỉ số đường huyết trong cơ thể sẽ đạt mức tối đa. Vì vậy, để đánh giá đường huyết sau ăn, người bệnh cần lấy máu ngón tay sau khi kết thúc bữa ăn 1-2 giờ, chứ không phải ngay sau bữa ăn. Nếu như chỉ số đường huyết sau ăn đo được vẫn dưới 140mg/dL (7,8 mmol/L) cho thấy bệnh ổn định.
Theo dõi đường huyết lúc đói
Để đánh giá chính xác đường huyết lúc đói, người bệnh cần đo vào buổi sáng, lúc bụng đói và nhịn ăn trước đó ít nhất 8 tiếng đồng hồ. Bạn cần đảm bảo chưa ăn hoặc uống bất kỳ loại thực phẩm nào, kể cả nước trái cây, sữa…
Cách duy trì chỉ số đường huyết ổn định
Để duy trì mức độ đường huyết ổn định lành mạnh cần có chế độ ăn uống khoa học, bổ sung thực phẩm màu xanh và đỏ tươi; tập thể dục và duy trì một lối sống khỏe mạnh để duy trì mức đường huyết tốt; uống đều đặn thuốc hạ đường huyết hay tiêm insulin theo lời bác sĩ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chăm sóc mẹ già suốt 10 năm nhưng không được chia mảnh đất nào, đến lúc đọc kỹ lại di chúc tôi mới òa khóc
Tử vi ngày 22/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Mão công việc thăng hoa, tuổi Tỵ cẩn thận sai lầm
Mẹo vệ sinh quạt điện trong 5 phút không cần tháo khung hay rửa nước sạch bong như mới
Loại rau dại từng cho lợn ăn giờ được săn lùng với giá 500 nghìn đồng/kg
Bố di chúc để lại nhà cùng 2,7 tỷ tiền tiết kiệm cho mẹ kế, chúng tôi kéo nhau gặp luật sư để rồi nhận cái kết sững người
Con gái dắt 3 chú chó Ngao Tạng đi bộ mãi không về, bố đi tìm thấy cảnh tượng dở khóc dở cười