Sai lầm khi sử dụng ấm siêu tốc gây tốn tiền điện
4 sai lầm khi diện đồ khiến bạn mất điểm trầm trọng / 6 sai lầm khi mặc đồ lót bạn cần tránh tuyệt đối
Sử dụng ấm siêu tốc liên tục dễ gây hỏng bình. Nguồn ảnh: Internet
Việc đun nước liên tục được khá nhiều người thực hiện bởi vì nghĩ rằng việc đun nóng sẽ nhanh chóng hơn cho lần sau và tiết kiệm được nhiên liệu bởi ấm đang nóng sẵn.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng, dù bạn có đun nước bao nhiêu lần đi chăng nữa thì bình siêu tốc vẫn sử dụng bấy nhiêu điện năng để đun sôi nước, không có khả năng giảm điện năng tiêu thụ. Hơn nữa, việc đun liên tục như vậy có thể khiến mâm nhiệt của bình vượt quá công suất cho phép nên dễ gây cháy, nổ và hỏng bình.
Cứ để nước đã đun trong ấm, khi cần dùng thì bật lên
Nhiều người lại có thói quen để nguyên trong bình, lúc cần dùng thì bật lên nấu lại, việc đun đi đun lại không ảnh hưởng tới chất lượng nước nhưng làm tăng hóa đơn tiền điện.
Để nâng cao hiệu quả sử dụng cũng như tiết kiệm nhiều điện hơn, bạn nên sử dụng kèm một chiếc phích giữ nhiệt. Khi đun nước bằng ấm siêu tốc, nếu không dùng hết thì nên rót ngay vào phích để giữ nhiệt.
Sử dụng ấm siêu tốc để nấu thức ăn
Ấm siêu tốc được tạo ra để đun nước chứ không có tác dụng nấu ăn như luộc trứng, nấu canh hay đun sữa… Việc sử dụng ấm cho các việc khác khiến cặn đóng vào thành ấm, giảm tuổi thọ sản phẩm mà thức ăn nấu ra sẽ không được chín hẳn.
Đổ cạn nước trong ấm sau khi sôi
Sau khi nước sôi, chúng ta hay có thói quen đổ hết nước trong ấm ra. Việc làm này cần được bỏ ngay lập tức bởi khi ấm nước sôi, mâm nhiệt vẫn tiếp tục sinh nhiệt dù công tắc điện đã tắt.
Nếu không chừa lượng nước trong ấm, mâm nhiệt rất nhanh hỏng. Do đó, nên để khoảng 20 ml nước trong ấm, đợi cho đến khi nguội hẳn rồi mới trút cạn.
Không đậy nắp hoặc đậy không kín khi đun nước
Rất nhiều người khi cho nước vào ấm siêu tốc để đun nhưng không đóng nắp chặt. Hành động sai lầm này vừa gây tốn điện lại mất nhiều thời gian đun sôi nước hơn.
Bởi ấm đun nước siêu tốc được thiết kế rơ-le tự động ngắt nguồn điện chỉ khi nắp ấm đã đóng kín. Do vậy, nếu nước sôi mà không được ngắt điện sẽ gây ra nguy cơ cháy nổ, hỏng ấm là rất cao.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bị thách cưới căn chung cư, mẹ chồng tương lai "gật đầu nhẹ", nhưng ngày mang sổ đỏ tới, bất ngờ cú chốt gây sốc!
Sáng sớm, một câu nói cay nghiệt từ mẹ chồng khiến cả nhà chấn động: "Cầm lấy mà đi gửi xe!"
Tử vi ngày 23/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Tý tài lộc dồi dào, tuổi Thân đối diện thử thách lớn
Bí mật động trời sau vẻ tử tế của mẹ chồng: Nàng dâu sốc ngã quỵ khi sự thật phơi bày
Bán sạch của vàng cưới để lo viện phí cho bố chồng nhưng bố chỉ di chúc cho 35 triệu. Ngày ra ngân hàng, nghe đọc số tiền thực nhận mà tôi run rẩy
Chăm sóc mẹ chồng suốt 13 năm nhưng không có tên trong di chúc: Sau khi bà mất 5 ngày, tôi được yêu cầu đến ngân hàng