Đời sống

Sai lầm khi sử dụng dầu ăn dễ khiến cả nhà mắc bệnh hiểm nghèo

Dầu ăn là một yếu tố quan trọng tạo nên những món ăn ngon, tuy nhiên, một số người sử dụng dầu ăn sai cách là nguy cơ dẫn đến ung thư.

Những thực phẩm giàu calo tốt cho sức khỏe, hỗ trợ giảm cân / 4 lợi ích vàng collagen mang lại cho sức khỏe và sắc đẹp phái nữ

Đun nóng dầu ăn ở nhiệt độ cao có thể gây ung thư

Theo các nhà khoa học, nhiệt độ cao sẽ khiến cho dầu thực vật bị oxy hóa, tạo ra các chất aldehyd-một loại độc tố gây ung thư.Kết quả này đã được giáo sư Martin Grootveld thuộc đại học De Montfort (Anh) công bố sau một loạt các thí nghiệm. Ông đã tiến hành đo nồng độ các aldehyde được tạo ra khi đun nóng các loại dầu thực vật, bơ và mỡ động vật ở nhiệt độ cao và thấy rằng, dầu ngô và dầu hướng dương là hai loại dầu tạo ra hàm lượng aldehyde cao nhất, trong khi đó dầu dừa, bơ và mỡ động vật lại tạo ra ít aldehyd hơn.

Nấu nướng ở nhiệt độ càng cao, dầu thực vật càng sinh ra nhiều chất độc hại. Ở 60oC, dầu ăn bắt đầu bị oxy hóa. Trên 100oC, các acid béo trong dầu ăn bắt đầu phân hủy và ở nhiệt độ trên 200oC, dầu ăn bốc khói, tạo ra nhiều chất độc hại. Và người chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là người nấu. Đặc biệt nấu nướng trong điều kiện không thoáng khí, khói dầu ăn có thể đi vào phổi và gây ung thư phổi.

Dầu ăn ở nhiệt độ cao rất dễ gây ung thư. Ảnh minh họa

Dầu ăn ở nhiệt độ cao rất dễ gây ung thư. Ảnh minh họa

Dầu ăn chiên đi chiên lại ảnh hưởng tới tim mạch

Rất nhiều người có thói quen khi chiên, rán thức ăn thường dùng nhiều dầu mỡ. Sau khi rán xong, thay vì đổ đồ mỡ thừa đi thường giữ lại chiên đi chiên lại hoặc rán, xào các món ăn cho bữa ăn sau. Tuy nhiên, đây là cách không tốt cho sức khỏe chút nào.

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh - nguyên cán bộ Viện Công nghệ sinh học và Thực phẩm (ĐHBK Hà Nội), dầu ăn sau khi dùng để chiên, rán tốt nhất nên bỏ đi không nên sử dụng lại vì sau khi rán, mùi mỡ đã có mùi thức ăn cũ, khét khi dung chế biến tiếp sẽ làm thực phẩm mất hương vị thơm ngon. Sau khi nấu ở nhiệt độ cao trong thời gian dài, trong dầu ăn rất dễ sản sinh ra transfat - một chất có hại cho sức khỏe, aldehyde, fatty acid oxide... Những chất này khi đi vào cơ thể sẽ phá hủy các men tiêu hóa làm khó tiêu, đau bụng, tiêu chảy, các bệnh lý tim mạch, ung thư…

Dầu ăn chiên đi chiên lại cũng làm giảm giá trị của dầu, phá hủy các vitamin có trong dầu. Đồng thời những căn thực phẩm bị cháy trong quá trình chiên rán còn đọng lại trong dầu đã qua sử dụng mà mắt thường không nhìn thấy cũng là một tác nhân gây hại cho sức khỏe người sử dụng.Vì vậy, khi nấu ăn, các bà nội trợ cần cân đối lượng dầu mỡ phù hợp tránh lãng phí và không dùng lại dầu, mỡ thừa.

Không nên dùng dầu ăn hoàn toàn thay mỡ

Để có sức khỏe tốt khi nấu ăn tốt nhất nên dùng cả dầu thực vật và mỡ động vật để chế biến thức ăn. Mỡ động vật vẫn có những tác dụng nhất định với cơ thể nên chúng ta vẫn cần dùng đến trong thực đơn hàng ngày.

 

Mỡ động vật cung cấp lipid để cấu tạo nên các bộ phận trong cơ thể, cung cấp cholesterol cho cơ thể mặc dù số lượng không nhiều. Dầu thực vật có tác dụng cung cấp các axit béo không no (omega3 và omega6).

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên, với người khỏe mạnh bình thường thì nên sử dụng song song dầu thực vật mà mỡ động vật (trẻ em nên ăn theo tỉ lệ 50 - 50). Còn với người béo phì, cholestorol cao, mỡ máu, có nguy cơ tăng huyết áp, tiểu đường… thì chỉ nên dùng dầu thực vật để giảm lượng chất béo động vật vào cơ thể. Người bị xơ vữa động mạch đã có biểu hiện ra thành bệnh tim mạch thì nên ăn hoàn toàn dầu thực vật.

Ảnh minh họa

Dầu ăn chiên đi chiên lại vô cùng nguy hiểm cho sức khỏe. Ảnh minh họa

Sai lầm khi ăn duy nhất một loại dầu ăn

Hiện nay, hầu như các gia đình thường chỉ dùng duy nhất một loại dầu ăn. Thật ra nên dùng nhiều loại dầu ăn để thay thế cho nhau hoặc là mỗi loại nên dùng trong một thời gian. Hết quãng thời gian đó thì chuyển sang loại dầu ăn khác vì không phải loại dầu ăn nào cũng đáp ứng đầy đủ những chất mà cơ thể cần. Việc thay đổi các loại dầu ăn khác nhau sẽ có lợi cho cơ thể.

 

Nhiều người lại có tâm lý ngại dầu ăn vì sợ chất béo. Đây là cách nghĩ sai lầm. Nhu cầu chất béo chiếm từ 15-30% trên tổng năng lượng mang lại từ khẩu phần ăn là cân đối. Dầu ăn sẽ cung cấp một lượng chất béo hữu ích.

Trong căn bếp của mỗi gia đình nên có 2 loại dầu. Một loại phù hợp cho chiên, rán như các loại dầu cooking vì có khả năng chịu được nhiệt độ cao trong quá trình nấu nướng.

Còn một loại dầu chỉ dùng để sử dụng với những món ăn xào, ướp thực phẩm, ăn sống trực tiếp, làm salad, gỏi như các loại dầu như hướng dương, đậu nành, hạt cải, ô-liu… hấp thu tốt các vitamin A, D, E, K có trong thực phẩm, bổ sung các acid béo thiết yếu và tăng vị ngon cho thức ăn.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm