Sau 50 tuổi, đi bộ chưa chắc đã tốt, làm được 4 điều này cơ thể khỏe hơn nhiều lần
Nàng dâu thất vọng vì mẹ chồng cho ra ở riêng sau đám cưới / Cách trồng rau muống trong thùng xốp
Quan niệm đi bộ càng nhiều, sống càng thọ có đúng hay sai?
Có thể nói, đi bộ là môn thể dục quốc dân, cả nam lẫn nữ, từ già tới trẻ đều có thể dễ dàng đi bộ. Chỉ dành ra khoảng 30 phút mỗi ngày để đi bộ, chúng ta vừa có thể giãn cơ và kích hoạt cơ, đốt cháy mỡ thừa, lại vừa nâng cao sức đề kháng và miễn dịch của cơ thể. Theo nghiên cứu, việc đi bộ có tác dụng bổ trợ điều trị tốt các căn bệnh mãn tính thường gặp ở người lớn tuổi như là bệnh tim mạch, mạch máu não, bệnh tiểu đường. Đặc biệt, đi bộ đúng cách mỗi ngày đối với người trung niên và cao tuổi quả thực có thể kéo dài tuổi thọ, tuy nhiên cũng cần kiểm soát số bước và tần suất đi bộ phù hợp với thể trạng từng người.
Tuy nhiên, trạng thái vận động với mỗi người khác nhau. Nếu người khác đi bộ 5km, bạn cũng không cần nhất quyết học theo kẻo cuối cùng chẳng những không đạt được sức khỏe mà ngược lại, đầu gối và xương khớp lại trở nên đau nhức, phải làm việc quá độ. Một số người nghe được rằng, đi bộ 10.000 bước mỗi ngày là tốt nhất cho sức khỏe. Họ tin vào điều đó và bắt đầu làm theo ngay từ những ngày đầu tiên tập thể dục. Hậu quả để lại là chỉ sau vài ngày, khớp gối đã bị tổn thương, người kiệt sức và họ phải nằm liệt trên giường một thời gian dài để đợi cơ thể hồi phục lại.
Khi cơ thể bắt đầu lão hóa, thể chất có dấu hiệu “xuống dốc”, việc cố đi cho đủ 10.000 bước mỗi ngày không những không có tác dụng kéo dài tuổi thọ mà còn đẩy nhanh quá trình lão hóa, thể lực sa sút.
Nên lưu ý rằng, sau khi đến một độ tuổi nhất định, một lượng lớn canxi trong cơ thể bị hao hụt khiến mật độ xương giảm. Xương khớp trở nên mỏng manh, rất dễ bị gãy, nứt nếu vận động gắng sức hoặc bị ngoại lực tác động mạnh. Đi bộ quá nhiều bước sẽ làm tổn thương khớp gối thêm trầm trọng, chấn thương. Trường hợp nặng sẽ dẫn đến tổn thương sụn, mắc các bệnh về khớp như thoái hóa khớp, viêm bao hoạt dịch khớp, chấn thương sụn.
Ngoài việc đi bộ hợp lý, các nghiên cứu đã chỉ ra, nếu duy trì 5 thói quen dưới đây ở tuổi trung niên (50 tuổi) có thể ngăn ngừa nhiều loại bệnh ở tuổi già.
1. Ăn ít đường và ít muối
Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng hấp thụ quá nhiều đường và chất béo sẽ đẩy nhanh quá trình lão hóa của con người và đe dọa đến sức khỏe. Cả đường và chất béo đều chứa rất nhiều calo, ăn nhiều những thực phẩm này trong thời gian dài có thể dẫn tới tăng cân, béo phì, tăng đường huyết, cao huyết áp và tăng lipid máu, không có lợi cho sức khỏe.
Một chế độ ăn uống lành mạnh cần nhiều trái cây tươi, rau, sữa, cá, các loại hạt, đậu, ngũ cốc nguyên hạt. Nên chọn cách chế biến là hấp, luộc; uống ít nước ngọt để giảm lượng đường không cần thiết; nên ăn đa dạng các loại thực phẩm, kết hợp hợp lý giữa thịt và rau; ăn cố định ba bữa một ngày, ăn nhạt hơn, ít muối, ít đường, ít dầu…
2. Duy trì cân nặng hợp lý
Béo phì và thừa cân là yếu tố quan trọng dẫn đến các bệnh tim mạch, mạch máu não, cao huyết áp, tiểu đường. Đây là một bệnh lý nguy hiểm nhưng thường gặp trong cuộc sống ngày nay. Những người béo phì chứa nhiều mỡ trong nội tạng và mạch máu, dễ gây ra nhiều bệnh về tim mạch và mạch máu não. Béo phì cũng là một trong những bệnh yếu tố gây đái tháo đường, béo phì mức độ càng cao thì nguy cơ mắc đái tháo đường càng lớn. Bên cạnh đó, béo phì còn là tác nhân gây ra các bệnh về hệ vận động như căng cơ và viêm khớp. Cuối cùng, béo phì còn liên quan đến sự xuất hiện của nhiều loại ung thư như ung thư vú, ung thư ruột kết, ung thư túi mật, ung thư buồng trứng, ung thư tuyến tụy, ung thư tuyến tiền liệt và ung thư nội mạc tử cung. Đặc biệt, khi tuổi cao, cơ thể dần lão hoá thì béo phì thực sự rất nguy hiểm đến tính mạng con người.
3. Hạn chế uống rượu
Thành phần chính của rượu là ethanol thuộc nhóm chất gây ung thư. Sau khi vào cơ thể người sẽ gây kích ứng niêm mạc dạ dày và ảnh hưởng đến sức khỏe của các cơ quan như gan, não. Uống rượu quá mức có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh gan, huyết áp cao, béo phì và ung thư.
Theo số liệu được cung cấp bởi Nghiên cứu Gánh nặng Bệnh tật Toàn cầu, uống rượu trực tiếp dẫn đến 2,8 triệu ca tử vong trên toàn thế giới mỗi năm, là nguyên nhân gây tử vong và tàn tật đứng thứ 7. Ngày càng có nhiều nghiên cứu cho thấy uống rượu bia không chỉ làm tăng nguy cơ ung thư mà còn làm mất chức năng tế bào gốc tạo máu và gây ra các bệnh về máu.Ngoài ra, trong giới y học cũng đã công nhận rằng uống rượu sẽ làm tổn thương gan, càng uống nhiều rượu thì gan càng bị tổn thương nặng. Chính vì vậy, tuổi già càng nên tránh xa rượu bia để các cơ quan nội tạng khoẻ mạnh, duy trì sức khoẻ.
4. Không hút thuốc
Theo thống kê, hút thuốc lá giết chết hơn 8 triệu người mỗi năm, trong đó khoảng 7 triệu người chết vì các bệnh do hút thuốc gây ra và 1,2 triệu bệnh nhân chết vì các bệnh do tiếp xúc với khói thuốc thụ động. Hút thuốc lá cũng liên quan đến ung thư. Theo dữ liệu năm 2013, người ta thấy rằng 18,1% tổng số ca tử vong do ung thư ở Trung Quốc là do hút thuốc. Hơn nữa, thoái quen độc hại này còn có thể gây ra xơ vữa động mạch, đột quỵ, bệnh tim xơ vữa động mạch vành, bệnh tiểu đường loại 2 và bệnh động mạch ngoại vi.
Hút thuốc lá rất nguy hiểm, vì vậy nên bỏ thói quen này càng sớm càng tốt để tránh gây hại cho bản thân và gia đình.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tử vi ngày 26/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Ngọ thăng hoa sự nghiệp, tuổi Dậu cần kiên nhẫn vượt khó
Từ ngày 26/12: 3 con giáp rực rỡ vận may, Thần Tài đồng hành, phú quý đầy nhà
5 ngày cuối năm 2024: 4 con giáp đón vận may lớn, tài lộc tràn về như nước
Con tròn 1 tuổi anh rể mở tiệc linh đình, tàn tiệc anh nói 1 câu bố tôi ốm liệt giường
Tiệc thôi nôi cháu trai, anh rể nói một câu khiến bố tôi ngã bệnh ốm liệt giường
Cuối tháng 11 âm lịch: 3 con giáp nổi bật với vận may và thách thức