Sau tuyên bố “không có nghĩa vụ chăm mẹ vợ”, chồng nhận án phạt đắt giá
Gặp con dâu cũ trong viện sản, mẹ chồng chết lặng nhìn bụng bầu gần đến ngày sinh của cô rồi khóc / Chồng lạnh lùng thông báo có con với giúp việc trẻ, vợ đắng ngắt vì lỗi hoàn toàn do mình
Trong một cuộc hôn nhân, hai người cưới không phải chỉ mỗi đối phương mà còn là cả gia đình người ta nữa. Chẳng có ông chồng, bà vợ nào có thể vui nổi nếu như bạn đời chỉ đối tốt với mình mà bỏ bê người nhà của mình cả.
Hải và Lan cưới nhau được 4 năm nay. Cuộc sống của cả hai không có gì phải bàn. Hải là người đàn ông được coi là hoàn hảo.
Anh đẹp trai, có sự nghiệp tốt, kiếm được nhiều tiền. Lan cũng là người có bản lĩnh. Năng lực kiếm tiền của cô chẳng kém gì chồng.
Chỉ trong vòng 2 năm đầu lấy nhau, họ đã nhà xe đầy đủ. Những điều đó không thể không kể đến sự hỗ trợ hết mình của mẹ Lan.
Bà là mẹ đơn thân, cả đời nuôi nấng con gái thành người. Mẹ Lan ngày xưa có một cửa hàng ăn. Sau này khi đã có tuổi, con cái trưởng thành, bà ngừng chuyện buôn bán chỉ ở nhà nghỉ ngơi và làm một số món ăn bán online.
Ngay từ ban đầu, khi quyết định cưới Lan, gia đình Hải không quá đồng ý vì nghĩ cô là “con hoang”, không có bố. Những điều đó Lan đều không biết. Sau này, khi biết rõ Lan chuẩn bị mua nhà, cưới xong Hải được về ở luôn mà chẳng cần vất vả, bố mẹ Hải mới nguôi ngoai và đồng ý.
Tuy nhiên trong lòng Hải - vốn xuất thân từ gia đình khá gia trưởng, cổ hủ thì việc mẹ vợ chẳng lấy chồng, có con vẫn là điều gì đó lăn tăn.
Nếu như ngay từ đầu, bên cạnh sự tôn trọng của con rể với nhà vợ có xen lẫn với coi thường thì thật khó để mối quan hệ tốt đẹp hơn.
Hải chẳng có gì không tốt ngoại trừ việc không thích vợ qua lại hay về nhà ngoại quá nhiều. Lúc nào thấy Lan mua đồ cho mẹ hay các dì đằng ngoại là anh lại tức giận trong lòng. Với Hải, phụ nữ sau khi kết hôn là toàn tâm toàn ý cho nhà chồng. Việc cô mua sắm quà cáp, đồ đạc là “lấy tiền nhà chồng” để mang ra ngoài.
Những điều đó Hải kìm nén rất lâu mà không nói ra. Anh biết vợ mình rất có chính kiến, cũng rất mạnh mẽ. Bởi vậy, thấy vợ chăm lo cho bên ngoại, Hải coi như không biết để đỡ thấy bực bội.
Hồi đầu năm, mẹ Lan đi xe máy giao hàng bị tai nạn rồi gãy chân. Suốt những ngày mẹ nằm viện, bên nhà Hải dù biết cũng chẳng hỏi han lấy một câu. Bản thân Hải cũng chỉ vào viện thăm mẹ 1-2 lần cho có lệ. Một mình Lan chạy như con thoi. Nhìn những biểu hiện của nhà chồng và chồng, cô không khỏi thấy lạnh lòng.
Sau việc này, Lan muốn đưa mẹ về nhà chăm sóc. Dù sao hai mẹ con cũng nương tựa với nhau từ bao năm nay. Bây giờ mẹ mình gãy chân ngồi một chỗ, cô không chăm không được. Dù bên đằng ngoại các dì, các bác đông đúc, hoàn toàn có thể lo được cho mẹ nhưng phận làm con cô không đành lòng.
Sau khi nghe quyết định của vợ, Hải hoàn toàn bùng nổ. Bản thân anh cho rằng vợ đi lấy chồng là người nhà họ rồi, mắc mớ gì phải chăm nom, phụng dưỡng mẹ vợ đến mức ấy.
“Anh chẳng thấy có ai làm rể khổ như anh. Con rể bây giờ còn phải chú ý chăm lo cho mẹ vợ. Anh làm gì mà cần phải có trách nhiệm ấy. Bố mẹ anh em cũng chưa bao giờ có ý tứ mời về nhà chăm nom đâu đấy. Lấy chồng mà suốt ngày lo cho đằng ngoại”,Hải lạnh giọng nói.
Những lời này của chồng khiến Lan sững người. Tất cả những kịch bản về chuyện giải thích, phân tích của cô cho chồng đều tan biến. Tình yêu, tình nghĩa mấy năm bên nhau không còn lại gì.
Lan quyết định ly hôn nhanh như một cơn gió khiến Hải trở tay không kịp. Ngay từ lúc chồng nói rằng mình không có trách nhiệm với mẹ vợ, cô đã hạ quyết tâm. Hải tệ với mình thì được nhưng nói những câu như thế, cô không quên nổi.
Ai mà chẳng có bố, có mẹ, đâu phải lấy chồng rồi là mối quan hệ của con gái với nhà bố mẹ đẻ hoàn toàn chấm dứt. Với người bình thường, được chăm lo, phụng dưỡng cho đấng sinh thành là một điều cao cả. Với nhiều người con, nó còn là trách nhiệm nên được thực hiện.
Hai con người yêu đương rồi kết hôn, ngoài việc yêu đối phương thì đằng sau đó còn là sự thấu hiểu, đồng cảm nữa. Sự phân biệt nội ngoại, phân biệt mẹ anh, mẹ em sẽ càng góp phần khiến mối quan hệ xuất hiện vết rạn nứt mà thôi.
Đối với nhiều bà vợ, bản thân họ bị xúc phạm vẫn có thể chịu đựng. Thế nhưng gia đình họ là cấm kị lớn nhất, là “vạch giới hạn” không ai có thể đụng tới.
Nếu như kẻ bước qua vạch kẻ đó, buông lời xúc phạm chính là người bạn đời, đầu gối tay ấp thì sự phẫn uất càng lên đến đỉnh điểm.
Hơn nữa, đàn ông cũng nên học cái gọi là trách nhiệm trong hôn nhân. Nếu như phụ nữ kết hôn không chỉ lấy mỗi chồng mà còn là lấy cả nhà chồng thì đàn ông cũng vậy.
Cả hai có xuất phát điểm trên chung nền tảng thì việc có trách nhiệm, nghĩa vụ như nhau là điều đương nhiên.
Hãy cố gắng xóa bỏ định kiến nhà nội, nhà ngoại và đừng đẩy hôn nhân đến vực thẳm chỉ vì sự ích kỷ của chính mình.
End of content
Không có tin nào tiếp theo