Thái Bình: 7X “liều mình” trồng rau "Hoàng đế" trên đất lúa, bán 80 ngàn/kg
Bỏ việc nhà băng về trồng hoa hồng, 9X Lai Châu kiếm bộn tiền / Sơn La: Kỳ công trồng cả trăm cây quý, giá bán đắt như vàng, lái cứ gạ mua
>> DÒNG BÀI HOT: NHÀ NÔNG LÀM GIÀU
Bại không nản
Thực ra, đây không phải là lần đầu tiên Chung “liều lĩnh” trong đầu tư nông nghiệp, bởi trước đó, thời điểm năm 2003, anh đã tham gia một dự án và phải “trả giá” vì chưa tìm hiểu kỹ đặc tính của cây cũng như thổ nhưỡng mỗi vùng miền. Lúc đó, sau khi đi bộ đội về, Chung tham gia dự án trồng hòe, cung cấp giống vào miền Nam, nhưng do không phù hợp với thời tiết nắng nóng trong đó nên hòe chết hàng loạt. “Tôi phải đền hợp đồng khoảng 100 triệu đồng, số tiền không hề nhỏ ở thời điểm đó” - Chung nhớ lại.
>> Xem thêm: Thanh Hóa: Anh thợ sửa ôtô đam mê nuôi chim, mỗi tháng lãi 15-20 triệu đồng
Anh Trần Văn Chung hướng dẫn nhân công chăm sóc măng tây. Ảnh: K.N
>> Xem thêm: Khánh Hòa: Giữa nắng nóng, thu tiền tỷ từ bưởi da xanh trên vùng đất cằn
Tưởng như việc nông gia, đồng áng sẽ “cạch đến già” sau bài học cây hòe, vậy mà sau một lần đến thăm trang trại của một người bạn, Chung đã thay đổi 180 độ. Anh lên mạng tìm hiểu các loại cây – con đang thịnh hành và quyết định chọn măng tây xanh vì nhận thấy đây là loại thực phẩm tốt cho sức khỏe, nhu cầu thị trường đang cao mà nguồn cung còn hạn chế, ngoài ra còn có thể chế biến thành nhiều loại thực phẩm chức năng phục vụ con người.
>> Xem thêm: Hà Giang: Nuôi loài lợn rừng sọc lửa, có con nào lái khênh đi con đó
Vụ măng tây năm 2018, mỗi ngày Chung thu đều đặn 50kg măng tây xanh, bán với giá bình quân 80.000 đồng/kg, đút túi 4 triệu đồng/ngày.
Nhưng vì đây là cây lạ nên để có đủ kiến thức, Chung xách ba lô đi khắp các trang trại ở miền Bắc học hỏi trong 1 tháng. Khi đã “hòm hòm”, anh quay về, lên kế hoạch thuê đất của người dân với diện tích đủ lớn thực hiện tham vọng đưa măng tây xanh về đất bãi Phúc Thành, nơi bao đời nay người dân chỉ gắn bó với cây lúa, cây ngô.
>> Xem thêm: Sơn La: Ở nơi này dân khấm khá nhờ mỗi năm bán ra 3.000 tấn rau ngon
Sau rất nhiều lần thương thuyết, cuối cùng Chung cũng thuê được 2,2ha đất của 29 hộ dân trong xã, đồng thời ký hợp đồng cung cấp giống, bao tiêu sản phẩm với một doanh nghiệp. Tháng 4/2017, Chung đặt những cây giống măng tây xanh đầu tiên trên đồng đất Phúc Thành.
Anh đọc sách thấy bảo phủ nylon thì sẽ bớt cỏ nên đầu tư 37 triệu đồng phủ nylon cho toàn bộ gốc măng tây xanh. Nào ngờ, mùa hè nắng nóng, thoát nước kém măng tây bị ối rễ, Chung lại mất bao công sức, tiền của để vực dậy.
“Thời điểm đó, tôi kết nối được với một chuyên gia nông nghiệp, người ta về tận nơi, thấy vườn măng tây phát triển chậm, thu hoạch kém nên tìm hiểu và phát hiện là do bộ rễ, rồi chỉ cho cách khôi phục” - Chung nói.
Tưởng đã hết khó khăn, đang chuẩn bị thu hoạch lứa măng tây tiếp theo thì trận mưa lịch sử tháng 11/2017 khiến vườn măng tây xanh của Chung trắng xóa một màu. Sau đó, lại đến rét đậm rét hại và sương muối, trang trại măng tây xanh của Chung dường như chẳng có cơ hội phục hồi. Cả tỷ đồng đầu tư vào trang trại, giờ chẳng biết bao giờ gỡ lại.
Anh Chung hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc măng tây xanh cho nhân công.
Vậy mà sang mùa xuân, cả vườn măng tây xanh như bừng lên sức sống mới, tỏ ra thích nghi với đồng đất Phúc Thành, Chung như trút được gánh nặng bởi sau những biến cố hồi năm 2017, anh mới chứng tỏ với mọi người “mình không bị hâm” khi đang yên đang lành đi… làm nông nghiệp. Vụ măng tây năm 2018, mỗi ngày Chung thu đều đặn 50 kg măng tây xanh, bán với giá bình quân 80.000 đồng/kg, đút túi 4 triệu đồng/ngày.
Dời nhà cho măng
Chung cho biết, măng tây có giá trị dinh dưỡng cao, có khả năng tăng cường sinh lực, chống lão hóa, béo phì, giảm cholesterol, giúp ổn định huyết áp, phòng ngừa đột quỵ, đang được người tiêu dùng trong và ngoài nước ưa chuộng. Măng tây chỉ trồng một lần nhưng lại cho thu hoạch từ 7 - 10 năm nếu chăm sóc tốt.
Những luống măng ở "nhà" mới đã lên xanh, cho thu hoạch rộ.
Bước sang năm 2019, để trồng măng tây đạt hiệu quả cao hơn, Chung quyết định “dời nhà” cho măng sang xã Dũng Nghĩa (huyện Vũ Thư), chỉ để lại nơi cũ khoảng 2 mẫu. Lý giải cho quyết định này, Chung cho biết: “Măng tây ưa chỗ cao ráo nên tôi chuyển địa điểm canh tác sang nơi phù hợp hơn, cũng là để tránh những thất bại như khi mới trồng”.
Đặc biệt, anh quyết định trồng măng tây theo hướng hữu cơ. Phân bón cho cây, anh mua phân bò, gà ủ mục trong 6 tháng rồi đem bón, nuôi giun quế để lấy phân bón cho cây, đồng thời lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt để giảm công lao động. Việc làm cỏ cũng được thực hiện thủ công. Đối với sâu bệnh, anh không tiến hành phun thuốc trừ sâu mà dùng phương pháp bắt tay.
Hiện, diện tích măng tây ở “nhà” mới đã lên xanh, bắt đầu vào vụ thu hoạch rộ, mang lại cho anh Chung nguồn thu nhập đáng kể.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Từ ngày 22/1, Thần Tài ưu ái 3 con giáp sau, có nguồn tài chính dồi dào, sự nghiệp phát đạt
Tại sao lại có mảnh vải trải ngang trên giường khách sạn? Nhiều người không biết tác dụng, hãy nghe cô dọn dẹp nói thật
4 con giáp sải cánh bay cao trong năm 2025! Bước đột phá lớn trong công danh sự nghiệp
Tại sao phải đặt một đôi đũa trong bồn cầu? Hầu như không ai hiểu được tác dụng của nó, chúng ta càng hiểu sớm thì càng tốt
Cuối tháng 12 âm: 2 con giáp đón tài lộc rực rỡ, 1 con giáp thoát khỏi vận xui
Top 4 con giáp đón nhận vận may, công danh phát lộc, tài lộc rực rỡ trong tháng 2