Stress - Sát thủ thầm lặng
Ung thư gan: Thực trạng đáng báo động / Ăn loại củ này, giảm 79% nguy cơ ung thư ruột
Vái tứ phương nhưng không tìm ra bệnh
Gần 40 tuổi, là mẹ của 2 con, nhìn bề ngoài, chị Nguyễn Thúy Hồng hoàn toàn bình thường như bao người phụ nữ khác: Trang phục, đầu tóc gọn gàng, giao tiếp mạch lạc, tư duy rõ ràng. Ít ai ngờ, chị Thúy Hồng đang điều trị rối loạn dạng cơ thể tại Viện Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai.
Khoảng 4 năm trước, sau một thời gian lo lắng, căng thẳng do cuộc sống gia đình, chị có cảm giác đau đầu ở vị trí 2 bên thái dương và lan tỏa ra khắp đầu. Cơn đau đầu kèm theo triệu chứng khó ngủ, ngủ không sâu giấc khiến chị thường bị rơi vào trạng thái hồi hộp, vã mồ hôi, tức ngực và mắc chứng dạ dày trào ngược… Những triệu chứng thực thể khiến chị không còn hứng thú trong công việc, giảm sự quan tâm đến con cái và không thiết vận động, giảm hứng thú với việc ăn uống và trí nhớ suy giảm rõ rệt.
Chị đi khám bệnh ở khắp nơi, từ tuyến huyện lên tuyến tỉnh rồi lên bệnh viện tuyến trung ương, ai mách thuốc gì thì uống thuốc đó nhưng bệnh không thuyên giảm. Bản thân tiền sử sức khỏe của chị hoàn toàn bình thường, không mắc các bệnh nội khoa mạn tính, không sử dụng các chất gây nghiện và gia tộc nội ngoại 3 đời không ai mắc bệnh lý tâm thần hay động kinh…
Bệnh đến từ áp lực cuộc sống
Gia đình đưa chị lên Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai. Qua các bài test đánh giá, bác sĩ nhận định chị Hồng bị mắc stress dạng cơ thể.
TS. Dương Minh Tâm, Trưởng Phòng điều trị các bệnh liên quan stress cho biết: stress là một thuật ngữ tiếng Anh dùng trong vật lý để chỉ một sức nén mà vật liệu phải chịu đựng. Hiện nay stress là một thuật ngữ được dùng rộng rãi. Khái niệm chung về stress bao gồm hai khía cạnh:
- Tình huống stress: chỉ tác nhân xâm phạm hay kích thích gây ra stress: những tác nhân vật lý, hóa học, tâm lý, xã hội
- Đáp ứng stress: dùng để chỉ trạng thái phản ứng với stress: phản ứng sinh lý và phản ứng tâm lý
Trong điều kiện bình thường, stress là một đáp ứng thích nghi về mặt tâm lý và sinh lý. Stress đặt chủ thể vào quá trình dàn xếp thích ứng, tạo ra một cân bằng mới cho cơ thể sau khi chịu những tác động của môi trường. Nói cách khác, phản ứng stress bình thường đã góp phần làm cho cơ thể thích nghi. Nếu đáp ứng của cá nhân với các yếu tố gây stress không đầy đủ, không thích hợp và cơ thể không tạo ra được một cân bằng mới thì những chức năng của cơ thể ít nhiều sẽ bị rối loạn, những dấu hiệu bệnh lý cơ thể, tâm lý, hành vi sẽ xuất hiện và sẽ tạo ra những stress bệnh lý cấp tính hoặc kéo dài.
Với trường hợp của bệnh nhân trên, do áp lực cuộc sống dẫn đến cơ thể mất cân bằng và mắc chứng rối loạn dạng cơ thể.
Căn nguyên của stress
TS. Minh Tâm cho biết thêm: có hai thể stress. Một là stress bệnh lý cấp tính xuất hiện từ một tình huống không thể lường trước hoặc những tình huống quá dữ dội đối với chủ thể như: người thân bị bệnh nặng, bị tấn công, gặp nguy hiểm… Thứ hai là stress bệnh nguyên, bệnh sinh phát sinh từ sức ép trong công việc, học tập, thất vọng trong sự nghiệp, mâu thuẫn trong gia đình, xã hội… sự thiệt hại về kinh tế hoặc mất người thân.
Một người bình thường mắc hội chứng stress khi đột ngột mất người thân, tổn hại kinh tế nặng nề hoặc có những stress không mạnh nhưng trường diễn, lặp đi lặp lại nhiều lần gây nhiều căng thẳng nội tâm. Stress xuất hiện có thể do một stress duy nhất hoặc do nhiều sang chấn kết hợp với nhau gây ra. Nó có thể xuất hiện ngay sau khi bị stress (phản ứng stress cấp) hoặc sau một thời gian "ngấm" stress (rối loạn sự thích ứng).
TS.BS Tâm nhấn mạnh: stress có thể là nguyên nhân trực tiếp gây bệnh nhưng cũng có thể chỉ là yếu tố thúc đẩy một bệnh sẵn có phát sinh. Tính chất gây bệnh của stress còn phụ thuộc vào sự chuẩn bị của chủ thể bị stress, stress càng bất ngờ càng dễ gây bệnh.
Qua đây, TS.BS. Dương Minh Tâm đưa ra lời khuyên: mỗi người nên tìm cho mình một môn thể thao, một cách vận động phù hợp với cơ thể và rèn luyện đều đặn. Bên cạnh đó, cần có một lối sống, cách tư duy tích cực, khi tiếp nhận một thông tin nên nhìn ở hướng mở, hướng vươn lên chứ không nên nhìn theo khía cạnh tiêu cực. Với những gia đình có người thân có nhân cách yếu, có tính cầu toàn và hay lo âu thì cũng cần có sự tương trợ từ gia đình để họ có môi trường sống thuận tiện và thân thiện.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tử vi ngày 23/1/2025 của 12 con giáp: Quý nhân giúp tuổi Mão, tuổi Tuất cẩn trọng hơn
Gia đình xuống dốc, dòng tộc khó hưng thịnh nếu con cháu xuất hiện những đặc điểm này, cần chấn chỉnh ngay trước khi quá muộn
Người xưa dạy cách nhìn người: “Ngựa nhìn bốn vó, người nhìn bốn tướng” là “bốn tướng” nào?
Tết Nguyên đán 2025: 6 cây cảnh 'toả mùi giàu sang', người có tiền thích chưng trong nhà để chiêu may, gọi lộc
3 điều kiêng kị trên bàn thờ ngày Tết rất dễ phạm phải, gia đình nào cũng cần lưu ý
Ba con giáp sinh ra đã là người cao thượng, cuộc sống viên mãn, sự nghiệp thăng hoa, tài lộc rủng rỉnh