Tác dụng bạn không biết của mù tạt
4 loại gia vị giúp bạn chống lại bệnh tiểu đường / Cửa hàng còn con mà chồng đưa 2 đứa cháu lên làm và trả lương cho mỗi đứa 5 triệu/tháng
Mù tạt
Ảnh minh họa. |
Không phải ngẫu nhiên mà loại gia vị cổ xưa này được mệnh danh là nữ hoàng gia vị. Cách chúng ta hàng nghìn năm, người Hy Lạp cổ đại đã dùng mù tạt như một loại gia vị không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày. Người ta mê mẩn mù tạt không chỉ bởi vị cay nồng, đậm đà, rất đặc biệt mà còn bởi những điều bí ẩn chứa trong nó.
Cảm giác nóng ran, nồng đậm, có khi hơi sốc và gắt của mù tạt mang lại cho bạn sự sảng khoái tức thì. Mù tạt làm xóa đi cảm giác ngán ngấy của món thịt nướng bóng mỡ, át mùi tanh của hải sản, kích thích vị giác, khứu giác và tăng thêm vị ngọt ngào, đậm đà cho món ăn. Thông thường, người đầu bếp không trộn mù tạt với nước nóng mà trộn với chanh hoặc giấm, để làm tăng vị ngon của món ăn.
Thế giới mù tạt đa dạng và phong phú từ chính nguyên liệu làm ra nó và cách chế biến khác nhau ở mỗi vùng đất. Người Hy Lạp cổ đại nghiền các loại hạt của mù tạt cùng các cây họ cải rồi trộn với rượu nguyên chất hoặc các loại dầu. Người Nhật tạo ra wasabi nổi tiếng từ những cây mù tạt xanh mọc dại trên các thung lũng, dọc những dòng suối nóng của đất nước hoa anh đào.
Từ một loại gia vị quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày của người Nhật cổ, ngày nay, mù tạt xanh trở nên nổi tiếng và được nhiều người ưa thích nhất trên thế giới. Mù tạt xanh mà chúng ta vẫn thường dùng là loại đã được tinh chế với các loại rau củ hoặc nguyên liệu khác, thành hỗn hợp dạng sệt, đóng thành tuýp hay gói nhỏ.
Giảm nhẹ triệu chứng hen suyễn
Hạt mù tạt chứa hàm lượng cao selenium và magiê, cả hai chất này có tác dụng chống viêm. Dùng hạt mù tạt thường xuyên sẽ có tác dụng kiểm soát, kiểm chế các triệu chứng của hen suyễn, cảm lạnh, tắc nghẽn ngực.
Làm chậm quá trình lão hóa
Mù tạt chứa lượng lớn carotenes, zeaxanthins và lutein, vitamin A, C, K; đây là những thành phần chính của chất chống oxy hóa, do đó làm chậm quá trình lão hóa.
Ngừa ung thư dạ dày
Hạt mù tạt phát huy tác dụng hiệu quả trong việc ngăn ngừa và làm chậm tiến triền của bệnh ung thư dạ dày. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, hạt mù tạt có thể hạn chế sự tăng trưởng của tế bào ung thư và ngăn chặn sự hình thành của tế bào ung thư mới.
Chống lại viêm khớp dạng thấp
Hạt mù tạt chứa nhiều Selenium và magiê có tác dụng chống viêm, làm nóng các quá trình vì vậy khi dùng nó sẽ khiến cơ thể nóng lên, giúp nới lỏng cơ bắp, dẫn đến giảm đau.
Cách dùng: gói hạt mù tạt trong miếng vải màn và ngâm nó vào nước tắm ấm, sau đó bạn có thể ngâm chân, người vào nước có hạt mù tạt. Hay bạn cũng có thể đắp bột hạt mù tạt lên vùng đau trong vài phút.
Hạt mù tạt có tác dụng chống viêm, giúp nới lỏng cơ bắp, dẫn đến giảm đau.
Giảm táo bón
Hạt mù tạt chứa chất rất đặc biệt gọi là mucilage, một chất nhầy đóng vai trò quan trọng trong việc giảm táo bón. Ngoài ra, hạt mù tạt làm tăng tiết nước bọt, khiến tiêu hóa tốt hơn.
Tăng cường hệ miễn dịch
Trong mù tạt chứa hàm lượng lớn các khoáng chất như sắt, mangan, đồng…có tác dụng giúp cơ thể chống lại bệnh tật.
Giảm cholesterol
Mù tạt chứa hàm lượng cao niacin, vitamin B3; niacin có tác dụng làm giảm nồng độ cholesterol và bảo vệ cơ thể khỏi xơ vữa động mạch, điều hòa lưu thông máu, tránh cao huyết áp.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cách khử mùi hôi sau khi ăn tỏi cực hiệu quả
Mẹo chọn cà chua an toàn và bảo quản đúng cách
'Sai một ly đi vạn dặm' khi sử dụng hạt tiêu đen không đúng cách
Thủ thuật đuổi gián, kiến và muỗi không còn sống trong nhà! Không ngờ nó có hiệu quả 100% mà nhiều người không biết
Gặp mẹ chồng tương lai, tôi bàng hoàng nhận ra: "Bác sĩ từng khám thai cho mình!"
Top 7 thực phẩm giàu estrogen giúp chị em kéo dài tuổi xuân