Đời sống

Tác hại của việc lạm dụng siro ho và những lưu ý khi sử dụng siro ho cho trẻ

Thuốc ho có chứa codein nếu lạm dụng và sử dụng sai cách sẽ khiến trẻ ho nặng hơn và có khả năng gây lú lẫn.

Hết đau nhức lưng nhờ bài thuốc từ muối / Trước ngày cưới, tôi đi chơi để từ giã đời độc thân, ngờ đâu lại rước họa vào thân

Khi trẻ bị ho, cha mẹ thường có thói quen cho trẻ uống siro để điều trị và phòng ngừa ho. Tuy nhiên, theo các bác sĩ, việc lạm dụng siro ho có chứa codein có thể gây ra tình trạng lú lẫn, ho nặng hơn ở trẻ.

Một cô bé tuổi teen ở Ireland đã phải nhập viện vì lú lẫn quá nặng sau khi dùng thuốc ho không theo toa của bác sỹ.

Các bác sĩ khuyến cáo, đã có nhiều trường hợp trẻ nhỏ và thanh thiếu niên được ghi nhận tử vong sau khi dùng codein.

Họ kết luận: "Sự kết hợp giữa việc thiếu hiệu quả, nguy cơ say cấp tính và phụ thuộc và việc dùng các sản phẩm chứa codein bày bán phổ biến trên thị trường có thể không đáng sử dụng".

1. Tác hại của việc lạm dụng siro ho chứa codein

tac-hai-cua-viec-lam-dung-siro-ho-va-nhung-luu-y-khi-su-dung-siro-ho-cho-tre-giadinhvietnam.com 1

Lạm dụng siro ho có chứa codein có thể gây ra tình trạng lú lẫn, ho nặng hơn ở trẻ

Codein là thuốc giảm đau, giảm ho và gây cảm giác buồn ngủ, chúng thường được sử dụng và bài chế trong các loại siro ho. Theo các bác sĩ chuyên khoa, codein sẽ tác dụng trực tiếp lên trung tâm gây ho ở não và làm khô dịch tiết đường hô hấp.

Đồng thời codein cũng sẽ làm tăng độ quánh dịch tiết ở phế quản giúp cơ thể hạn chế bài tiết dịch và giảm ho và thường được khuyên không nên sử dụng trong trường hợp cần khạc đờm mủ.

Tuy nhiên, không phải mẹ nào cũng hiểu được cơ chế hoạt động của codein và cho con uống siro thường xuyên, liên tục mà không quan tâm tới thành phần thuốc dẫn tới việc con có thể ốm, ho nặng hơn, thậm chí là lú lẫn.

Bởi theo các bác sĩ, cứ 1 thìa siro sẽ chứa 15mg codein, nếu uống thường xuyên và uống trong khoảng 15 ngày trẻ sẽ hấp thụ khoảng 450 - 675mg codien, tình trạng quá liều này sẽ dẫn tới tác dụng phụ như trẻ rơi vào trạng thái lú lẫn, mức độ ho nặng hơn, đau đầu dai dẳng, thậm chí tử vong.

Không phải siro là dược phẩm an toàn. Cha mẹ luôn nhìn nhận siro an toàn và cứ hễ con ho là cho uống. Không phải tất cả đều được chiết xuất từ thành phần tự nhiên.

 

Phần lớn các loại siro có tác dụng giảm cơn ho nhanh, tiêu hóa tốt, chứng tỏ trong thuốc có thêm một số hoạt chất hóa học, nếu lạm dụng hoặc dùng sai liều lượng sẽ gây hại cho sức khỏe của trẻ.

Ngoài ra một số loại siro còn gây hại thần kinh vì có chứa kháng histamin, có tác dụng an thần nhẹ, ức chế thần kinh trung ương để giảm ho.

Dùng siro ho về lâu dài sẽ làm ảnh hưởng đến hệ thần kinh của trẻ. Trẻ dưới hai tuổi có thể bị kích động, co giật vì siro ho.

Các bác sĩ khuyến cáo chỉ nên sử dụng khoảng 270mg codein cho bất kỳ đợt điều trị nào, tuyệt đối không sử dụng quá liều.Nhiều thuốc ho như codein chỉ dành cho người lớn trên 18 tuổi.

2. Lưu ý sử dụng thuốc siro ho

Nhiều mẹ tỏ ra hài lòng khi cho trẻ dùng siro ho, trẻ hết ho, ăn ngon, ngủ ngoan, kích thích tiêu hóa... nhưng lại ít tìm hiểu vì sao siro lại có nhiều tác dụng như vậy?

 

Điều này chứng tỏ nó không hoàn toàn được bào chế từ các thảo dược thiên nhiên mà cũng có chứa một số hoạt chất hóa học, do đó, khi sử dụng thuốc siro ho cho trẻ, phụ huynh cần lưu ý:

Những lưu ý khi sử dụng siro ho cho trẻ

tac-hai-cua-viec-lam-dung-siro-ho-va-nhung-luu-y-khi-su-dung-siro-ho-cho-tre-giadinhvietnam.com 3

Cha mẹ nên cẩn thận chọn thuốc ho cho con và làm theo lời khuyên của bác sỹ. Nhiều thuốc ho như codein chỉ dành cho người lớn trên 18 tuổi.

 

Chỉ sử dụng theo chỉ định của bác sĩ và sử dụng đúng liều lượng, không lạm dụng vì có thể gây ra những tác hại khôn lường.

Sau khi sử dụng chưa hết đem bỏ đi và tuyệt đối không dùng lại. Vì thuốc siro ho khi đã mở nắp rất dễ bị vi khuẩn tấn công, việc sử dụng đi, sử dụng lại nhiều lần sẽ gây bệnh cho trẻ.

Không sử dụng siro ho cùng sữa bò hoặc sử dụng trước khi cho trẻ bú vì có thể khiến chất sắt không hòa tan, cản trở sự hấp thụ sắt ở trẻ.

Với các loại siro kích thích hệ tiêu hóa cần hạn chế sử dụng để tránh tình trạng phụ thuộc thuốc ở trẻ.

Không phải trường hợp ho nào cũng sử dụng siro ho vì có nhiều nguyên nhân gây ho như do thời tiết hoặc do trẻ bị bệnh từ bên trong như hen suyễn, viêm thanh quản, viêm phổi...

Tốt nhất, nếu thấy trẻ có dấu hiệu ho lâu ngày, ho kèm sốt, khó thở, mũi khô, thở nhanh... nên đưa trẻ đi khám để được bác sĩ kê đơn đúng theo bệnh.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm