Đời sống

Tác hại khi ăn nhiều dứa mà bạn chưa biết

Nếu ăn quá nhiều dứa bạn sẽ không thể lường trước được tác hại nghiêm trọng của chúng đâu nhé.

Uống nước mật ong vào buổi sáng thì điều gì sẽ xảy ra? / Thói quen hại sức khỏe hơn cả mắc ung thư

Về thành phần hóa học, trong 100g dứa ta có 90,5g nước, 0,8g protid, 1g axit hữu cơ, 6,5 glucid, 15mg canxi, 17mg photpho, 0,5mg sắt, 24mg vitamin C và các loại vitamin khác như vitamin B1, B2, PP, caroten, v.v...

quả dứa

Ảnh minh họa.

Đã có công trình nghiên cứu cho thấy enzyme của quả dứa có khả năng chữa bệnh tim do có thể làm tan máu tụ dẫn đến cơn đau tim. Những người bị cao huyết áp nên ăn dứa để tránh nguy cơ tụ máu dẫn đến tai biến mạch máu não.

Ngoài ra, ăn dứa hàng ngày sẽ tốt cho hệ tiêu hóa, tăng hệ miễn dịch, chống viêm khớp,... và chống ôxi hóa, giúp cho chị em phụ nữ có làn da đẹp mịn màng.

Tuy nhiên, khi ăn dứa lại phải rất thận trọng bởi dứa có thể gây nên chứng ngộ độc hay còn gọi là dị ứng rất nguy hiểm, nhiều trường hợp nặng có thể dẫn đến tử vong.

Nguyên nhân gây ra dị ứng, ngộ độc dứa là do một loại nấm độc Candida tropicalis thường gặp trên mặt đất ẩm. Loại nấm này phát triển mạnh về mùa hè trùng với mùa dứa chín.

Do cây dứa mọc thấp, quả dứa nằm gần kề mặt đất, thêm nữa vỏ dứa xù xì, mắt ăn sâu vào thân quả nên nầm càng dễ bám.

 

Trong quá trình thu hái, vận chuyển, quả dứa cũng thường được đổ đống dưới đất, nếu quả nào bị dập, úng, thối, nấm Candida có thể xâm nhập và phát triển bên trong làm một số người ăn phải sẽ mắc bệnh.

Có thể gây ngộ độc

Ăn dứa có thể gây ngộ độc bởi trong mùa hè, đúng mùa dứa chín thường xuất hiện loại nấm độc Candida tropicalis trên mặt đất ẩm. Do dứa mọc thấp, quả nằm sát mặt đất, nấm dễ dàng bám vào quả dứa.

Bên cạnh đó, trong quá trình thu hái quả dứa thường được đổ đống dưới mặt đất nên nấm có thể xâm nhập và bên trong những quả bị dập nát, thối khiến loại nấm này lan rộng ra các quả khác. Người bị ngộ độc nhẹ có thể cảm thấy mệt mỏi, ngứa ngáy, khó chịu, da nổi mề đay. Bụng đau dữ dội, nôn mửa hoặc đi ngoài sau khi ăn dứa. Tình trạng ngộ độc nặng hơn có thể gây khó thở, tụt huyết áp, người bải hoải và nôn ói nhiều.

Có thể gây dị ứng

 

Cũng do loại nấm độc có tên là Candida tropicalis ký sinh, phát triển trên quả dứa nếu bạn vô tình ăn phải cũng sẽ gây ra những triệu chứng dị ứng như: ngứa cổ họng, sưng môi…Để tránh bị dị ứng bạn nên rửa qua với nước muối trước khi gọt dứa.

Không tốt cho bà bầu

Ăn dứa có thể giảm tình trạng ốm nghén khi mang thai. Tuy nhiên nó lại ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của mẹ và bé. Bởi trong dứa có nhiều enzyme, có một số loại làm tăng co bóp tử cung dẫn tới sảy thai trong những tháng đầu của thai kỳ. Do đó bà bầu không nên ăn loại quả này.

Gây tiêu chảy

Các nhà khoa học nói rằng, uống khoảng 1 – 2 cốc sinh tố dứa mỗi ngày có thể giúp cải thiện hệ tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón. Tuy nhiên, nếu tiêu thụ quá nhiều dứa sẽ khiến dư thừa lượng chất xơ có thể gây nôn mửa và tiêu chảy. Nếu các vấn đề này không cải thiện sau vài giờ hoặc có dấu hiệu tồi tệ hơn thì bạn nên đi khám bác sỹ để tránh những tác hại nghiêm trọng đối với sức khỏe.

 

Dứa xanh có thể gây nguy hiểm

Một điều lưu ý nữa đó là chỉ nên ăn dứa tươi khi chúng đã chín, vì ăn dứa chưa chín hoặc uống nước ép dứa xanh có thể sẽ gây nguy hiểm cho bạn, dẫn đến tiêu chảy nặng và nôn mửa. Và điều này sẽ rất khó chữa trị, do đó hãy tới gặp bác sỹ nếu bạn vô tình ăn phải dứa tươi còn xanh và bị tiêu chảy.

Cách ăn dứa an toàn:

Chọn mua dứa tươi và lành lặn, không bị dập nát.

Gọt bỏ hết vỏ và mắt dứa.

 

Nếu ăn dứa trực tiếp (ăn sống) thì cần cắt nhỏ miếng dứa rồi ngâm vào nước muối nhạt chừng 10 phút để loại bỏ nấm độc đồng thời ức chế enzym phân giải protein khiến người ăn không bị rát lưỡi.

Đối với người có cơ địa mẫn cảm, hay bị dị ứng và trẻ em nên ăn dứa đã xào, nấu vì khi xào nấu dưới tác động của nhiệt khả năng gây dị ứng của dứa không còn nữa.

Không nên ăn dứa khi đói vì các acid hữu cơ của dứa và bromelin tác động mạnh vào dạ dày, ruột, gây nôn nao khó chịu.

Người có bệnh chảy máu hoặc có nguy cơ chảy máu (chảy máu cam, sốt xuất huyết, vết thương lớn, phụ nữ băng huyết…) không nên ăn dứa.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm