Tác hại khi lạm dụng thuốc nhỏ mũi cho trẻ
Từ bỏ hình tượng "hot girl trà sữa", kiều nữ "Tháng năm rực rỡ" ngày càng quyến rũ / Hà Nội lọt top 25 điểm đến ưa chuộng nhất thế giới năm 2019
Chị Trần Thị Thanh (trú tại Buôn Hồ, Đắk Lắk) cho biết: "Con gái chị được 2 tuổi, cháu thường xuyên bị sổ mũi, ngạt mũi. Thấy con chỉ sổ mũi mà không sốt, không ho nên chị chủ quan không đưa bé đi khám bác sĩ và tự ý mua các loại thuốc nhỏ mũi, xịt mũi do các bà mẹ trong nhóm trên mạng xã hội chia sẻ về dùng cho con".
"Lúc mới sử dụng, mũi con thông thoáng hẳn và đến vài ngày sau thì gần như khỏi. Thấy thuốc quá hiệu quả nên từ đó, hễ con bị ngạt mũi, sổ mũi chị lại tự ý lấy thuốc dùng cho con. Thế nhưng, một thời gian sau thấy con bị sổ mũi nặng hơn, nhỏ thuốc chừng nào cũng không đỡ, chị đưa bé lên bệnh viện khám thì các bác sĩ cho biết cháu bị viêm mũi nặng do lạm dụng thuốc nhỏ mũi gây triệu chứng co mạch" - chị Thanh cho biết thêm.
Theo bác sĩ Võ Nguyễn Hoàng Khôi, Khoa Tai - Mũi - Họng, Bệnh viện Đa khoa Vùng Tây Nguyên, thực tế đã có nhiều phụ huynh khi con bị ho, ngạt mũi thường tự ý mua thuốc nhỏ, thuốc hít, xịt... lạm dụng các loại thuốc này sử dụng cho con mà không biết đến thành phần, tác dụng như thế nào khiến bệnh của con từ cấp tính chuyển thành mạn tính. Thậm chí có trường hợp bệnh nhân bị biến chứng viêm mũi, mất khả năng nhận biết mùi.
Hầu hết bệnh nhân được ba mẹ tự ý sử dụng hoặc dùng lại đơn thuốc cũ trong thời gian kéo dài từ nhiều tháng đến vài năm. Việc sử dụng thuốc thường xuyên, kéo dài không theo chỉ dẫn sẽ dẫn tới tình trạng trẻ lệ thuộc vào thuốc, khiến cuốn mũi giãn nở to liên tục, không còn co lại được, gây ra hiện tượng viêm phì đại cuốn mũi.
Trên thị trường hiện có nhiều loại thuốc nhỏ mũi, xịt mũi nhưng phụ huynh cần thận trọng khi dùng cho trẻ, trước khi dùng nên hỏi ý kiến bác sĩ. Hiện nay, tình trạng lạm dụng thuốc co mạch đang ngày càng nhiều do người dùng chưa hiểu rõ tác dụng và tác hại nên việc phụ huynh tự ý dùng thuốc nhỏ mũi có chứa xylometazolin, oxymetazolin… khá phổ biến. Các loại thuốc co mạch này giúp tạm thời giảm nghẹt mũi, giảm triệu chứng khó chịu, có tác dụng hỗ trợ, không phải là thuốc trị bệnh.
Do đó, việc dùng thuốc này lâu ngày có thể làm tổn thương niêm mạc mũi gây ra bệnh viêm mũi do thuốc. "Khi trẻ bị ngạt mũi mà chưa xác định được nguyên nhân, cha mẹ tuyệt đối không tự ý dùng các loại thuốc nhỏ mũi có tác dụng co mạch để nhỏ cho bé. Tốt nhất dùng nước muối sinh lý (NaCl 0,9%) để nhỏ, rửa mũi hàng ngày. Nó có tác dụng rửa mũi, làm cho dịch mũi loãng ra và giúp niêm mạc mũi trở lại trạng thái bình thường. Đồng thời, nên đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa để được khám và xác định bệnh, tuyệt đối không tự ý dùng thuốc co mạch cho trẻ bởi dễ dẫn đến những hậu quả khó lường" - bác sĩ Khôi nhấn mạnh.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Từ mùng 1 Tết, 3 con giáp này sẽ chính thức đổi vận, tài lộc dồi dào và tình duyên gặp nhiều may mắn
Không gian Tết xưa ở làng cổ Đường Lâm hút giới trẻ
4 “hiện tượng lạ” xuất hiện gần cuối năm, rất khác so với những năm trước
Nghề ‘hốt bạc’, kiếm bội tiền ngày 29 Tết, nghe xong ai cũng kêu ‘dễ ợt’
Top 4 con giáp may mắn ngày mùng 1 Tết Ất Tỵ 2025: Được thần tài gõ cửa, vạn sự như ý
Những món ăn nhất định phải thưởng thức trong ngày đầu năm mới để mang lại nhiều may mắn
Ảnh minh họa