Tác hại khôn lường khi nhịn tiểu lâu
5 loại trái cây tốt hơn cả mỹ phẩm đắt tiền / Thoát khỏi tình trạng môi thâm xỉn màu với nguyên tắc đơn giản
Trung bình bàng quang có thể chứa tối đa khoảng 420 ml chất lỏng (khoảng 8 ly nước), tuy nhiên, nhịn tiểu có thể làm giãn bàng quang. Khi bàng quang đầy, cơ chế phản hồi tự động gửi một tín hiệu lên não để đến toilet gần nhất đi giải quyết. Nếu như nhịn tiểu lâu sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng:
Nhiễm khuẩn đường tiết niệuNhiễm khuẩn đường tiết niệu là bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn ảnh hưởng đến đường tiết niệu. Nó có thể ảnh hưởng đến bất kỳ phần nào trong bộ phận này. Vi khuẩn xâm nhập niệu đạo, bàng quang và có thể lây lan đến thận. Mặc dù phụ nữ dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu do niệu đạo ngắn hơn nhưng một khi đã mắc, nam giới lại thường bị nghiêm trọng hơn.
Ảnh minh họa.
Các triệu chứng đặc trưng cảnh báo đường tiết niệu bị nhiễm khuẩn như nước tiểu đục hoặc có màu máu, hay buồn tiểu, sốt nhẹ và cảm giác nóng rát khi đi tiểu. Nếu không may mắc bệnh, bác sĩ sẽ kê thuốc kháng sinh uống hoặc tiêm, phụ thuộc vào tình trạng bệnh.
Viêm bàng quang kẽViêm bàng quang kẽ là bệnh gây viêm và đau đớn ở bàng quang khi giữ nước tiểu. Những người bị viêm bàng quang kẽ có xu hướng đi tiểu thường xuyên hơn và thường có khối lượng nước tiểu nhỏ hơn.
Ảnh minh họa.
Các nguyên nhân chính xác của bệnh chưa được xác định nhưng các bác sĩ tin rằng, bệnh gây ra do vi khuẩn. Các triệu chứng thông thường bao gồm khung xương chậu đau đớn, buồn đi tiểu liên tục và trong một số trường hợp, đi tiểu nhiều hơn 60 lần một ngày. Không có cách chữa cho bệnh này, các phương thức điều trị chỉ làm giảm bớt triệu chứng.
Nhiễm trùng đường tiểuCó đến 50% phụ nữ bị nhiễm trùng đường tiểu ít nhất một lần trong đời. Trong khi đó, thói quen nhịn tiểu có thể dẫn đến vấn đề nhiễm trùng này. Bởi nước tiểu càng ứ lâu trong bàng quang thì vi khuẩn càng sinh sôi nhiều hơn. Lúc này vi khuẩn không chỉ gây hại đường tiết niệu mà đối với con gái còn có thể tấn công sang âm đạo, tử cung và gây viêm nhiễm phụ khoa. Do đó, đi tiểu đúng lúc là cách bảo vệ cơ thể tránh khỏi nhiễm trùng lẫn sức khỏe sinh sản tốt hơn.
Đi tiểu dắt
Thói quen nhịn tiểu lâu còn làm cơ thể mất phản xạ tiểu theo đúng chu kỳ dẫn tới tiểu són, tiểu dắt. Đối với những người mắc bệnh mạn tính thì nhịn tiểu càng nguy hiểm.
Ảnh minh họa.
Bệnh nhân tăng huyết áp nếu nhịn đi tiểu sẽ khiến thần kinh hưng phấn, dẫn đến huyết áp tăng, tim đập nhanh, lượng oxy tiêu hóa gia tăng, gây ra xuất huyết não hoặc nhồi máu cơ tim.
Gây hại thậnBàng quang của bạn kết nối với hệ thống tiết niệu, bao gồm cả hai quả thận. Thận có chức năng lọc thải nước tiểu từ nước thừa trong máu. Do đó, nếu bạn nhịn tiểu thì nước tiểu có thể đi ngược lại các ống nối giữa bàng quang và thận, từ đó gây nhiễm trùng và hư hại thận đáng kể.
Vì thế, khi mắc tiểu bạn không nên chần chừ giây phút nào mà phải đứng dậy thực hiện nghĩa vụ ngay để bảo vệ sức khỏe bàng quang lẫn quả thận tối ưu hơn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Con lợn nặng cả tạ nhưng có 1 bộ phận chỉ nặng 2 lạng vô cùng quý, bổ như nhân sâm, không phải ai cũng biết để ăn
Các cụ khuyên nhủ: 'Con rể lên giường, nhà tan cửa nát', tại sao lại nói như vậy?
Sự khác biệt giữa những người thường xuyên đến thăm mộ và những người không đến là gì?
Lời răn dạy của người xưa: 'Khi đến tuổi 49, đừng ở lại bốn nơi này!', ý nghĩa thực sự đằng sau là gì?
Tử vi tuần mới (25/11 - 1/12): 3 con giáp đón nhận vận may bùng nổ, tài lộc rực rỡ từ Thần tài
Thót tim lúc nửa đêm: Mẹ chồng bất ngờ làm điều không tưởng khi tôi trèo thang bỏ trốn