Tác hại khôn lường khi tự ý điều trị viêm tai giữa
7 triệu chứng ù tai mà bạn không nên bỏ qua / 9 bộ phận cơ thể tiết lộ dấu hiệu tuổi tác đầu tiên

Viêm tai giữa có rất nhiều nguyên nhân, có thể bắt nguồn từ tai hoặc do biến chứng viêm VA, viêm xoang... Vì vậy, khi thấy con có biểu hiện của bệnh, nhiều phụ huynh tự mua thuốc về điều trị triệu chứng cho con. Việc làm này hết sức nguy hiểm bởi nếu điều trị không đúng nguyên nhân không những khiến bệnh lâu khỏi mà còn dễ gây biến chứng phức tạp hơn.
Có nhiều trường hợp bệnh nhân tự ý dùng oxy già nhỏ tai cho mình, thậm chí sử dụng cho trẻ mà không biết rằng: việc làm này có thể gây những tai biến đáng tiếc như làm bong lớp biểu bì bảo vệ trên da ống tai, gây bỏng màng nhĩ, sưng và làm chậm quá trình lành vết thương của tai.
Trường hợp chị Phạm Thị N. (trú tại Thành Nhất, Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) là một ví dụ. Chị cho biết: "Khi thấy con bị chảy mủ ở tai, theo kinh nghiệm của mọi người, tôi mua oxy già về nhỏ cho con. Sau đó, thấy mọi người bảo dùng tổ của con bọ ngựa giã nát, rắc vào tai sẽ khiến bé khỏi bệnh, tôi cũng làm theo. Nhưng bé vẫn không khỏi bệnh mà có biểu hiện nặng hơn, tôi đưa bé vào bệnh viện thì các bác sĩ cho biết phải tiến hành phẫu thuật gấp cho bé".
Theo bác sĩ Võ Nguyễn Hoàng Khôi, Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên (Đắk Lắk), viêm tai giữa là bệnh có nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị đúng cách. Do đó, mọi người cần hết sức thận trọng với bệnh này. Đối với trẻ chưa biết nói, khi bị viêm tai giữa thường có biểu hiện đặc trưng như quấy khóc, đưa tay dụi hoặc cấu tai, chán ăn, nôn hoặc tiêu chảy, có thể sốt cao, chảy mủ tai. Ở trẻ lớn hơn trẻ sẽ rên đau đầu, đau tai, nghe kém. Nếu không được điều trị triệt để, bệnh có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, áp xe não, gây liệt mặt… Về lâu dài, bệnh có thể gây điếc cho người mắc.
Cũng theo bác sĩ Võ Nguyễn Hoàng Khôi, khi bị viêm tai giữa tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc về điều trị mà không được thăm khám của các thầy thuốc chuyên khoa vì có thể để lại những di chứng do tai biến nặng nề của thuốc. Bên cạnh đó, có không ít phụ huynh thấy con phải dùng thuốc dài ngày điều trị viêm tai giữa, khi thấy bệnh của con đỡ liền giảm liều dùng, dừng thuốc…Việc làm này khiến vi khuẩn gây bệnh không được diệt tận gốc và bệnh dễ tái phát trở lại.
Để phòng bệnh viêm tai giữa cho trẻ, mọi người phải giữ gìn vệ sinh mũi họng hàng ngày sạch sẽ, nhất là đối với trẻ em, hạn chế tối đa trẻ bị viêm mũi họng. Khi trẻ nôn trớ, không nên đặt trẻ nằm đầu thấp vì chất nôn dễ tràn vào tai giữa. Khi gội đầu cho trẻ, không nên hạ thấp đầu quá, nước sẽ chảy vào tai giữa, gây viêm. Nếu trẻ bị viêm mũi họng và viêm VA thì phải điều trị dứt điểm, đúng cách vì đó là nguyên nhân gây viêm tai giữa.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Điều gì sẽ xảy ra với cơ thể nếu bạn ăn 1 gói mì tôm mỗi ngày?
Tài khoản ngân hàng của bạn có dấu hiệu này, rất có thể nó đang bị chiếm quyền kiểm soát
Mẹo học tiếng anh hiệu quả: Học đúng cách để giỏi nhanh hơn
Quạt làm mát như thế nào? Bật mí cơ chế tạo gió đơn giản mà hiệu quả
Ớt: Gia vị cay nồng hay 'siêu thực phẩm' có lợi cho sức khỏe?
Cà chua – 'Trái vàng' trong thế giới ẩm thực và dinh dưỡng