Đời sống

Tác hại trầm trọng của việc thiếu ngủ và 3 loại thực phẩm 'không thể quen hơn' giúp cải thiện giấc ngủ

Nhiều người vẫn chủ quan với sức khỏe của chính bản thân khi thường xuyên thức muộn dẫn tới tình trạng cơ thể luôn mệt mỏi, uể oải.

Chỉ bí quyết để ướp thịt ngon hơn ngoài hàng khiến cả nhà khó cưỡng / Những loại vỏ trái cây chống ung thư tốt không thể ngờ

Ngày nay, rất nhiều người vì guồng quay của cuộc sống mà không còn thời gian để chăm sóc sức khỏe của bản thân. Đó cũng là nguyên nhân làm gia tăng nhiều căn bệnh ở mọi lứa tuổi. Phải đến khi phát bệnh chúng ta mới cảm thấy lo lắng vì đã chủ quan trong suốt một thời gian dài.

Giấc ngủ có ảnh hưởng vô cùng lớn đến sức khỏe mỗi người - Ảnh: internet

1. “Báo động đỏ” khi cơ thể thiếu ngủ trầm trọng

Trong nhiều năm trở lại đây, những trường hợp đột tử thường xuyên được chỉ ra đều liên quan đến thói quen sống không lành mạnh như thiếu ngủ, bỏ bữa sáng, hút thuốc, nghiện rượu, béo phì, ít vận động,... Trong số đó, thiếu ngủ đã trở thành vấn đề phổ biến của nhiều người hiện đại.

Có thể thấy vì nhịp sống vội của cuộc sống hiện đại khiến cho nhiều người không còn thời gian để ăn uống, ngủ nghỉ hay đi chơi. Hành động này diễn ra trong một, hai ngày thì cơ thể vẫn “tạm” chấp nhận được.

Song, thiếu ngủ lâu dài sẽ ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe vì điều này không chỉ khiến chúng ta kiệt sức về mặt tinh thần mà còn hủy hoại cơ thể dần dần theo thời gian.

tác hại của thiếu ngủ 5
Thiếu ngủ đã trở thành vấn đề phổ biến của nhiều người hiện đại - Ảnh: internet

Theo nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Ung thư Khoa học Anh, trong số hơn 1.000 bệnh nhân ung thư ở độ tuổi 30-50 trên toàn thế giới thì 99,3% trong số họ không thường xuyên nghỉ ngơi sớm vào ban đêm.

 

Tình trạng thức khuya và mất ngủ lâu dài dễ ảnh hưởng đến trung tâm thần kinh, can thiệp vào nội tiết và ảnh hưởng đến cơ chế miễn dịch, khiến con người dễ bị ung thư hơn.

Nếu như bị mất ngủ thường xuyên thì cần phải đến gặp bác sĩ để có được những lời khuyên và các phương pháp, giúp chúng ta dễ dàng chìm sâu vào giấc ngủ hơn nữa.

Chúng ta nên tìm một bác sĩ chuyên nghiệp để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp với cơ thể từng người. Ngoài ra, còn có một cách đơn giản hơn là áp dụng liệu pháp ăn kiêng hợp lý không có tác dụng phụ, phù hợp với những người bị mất ngủ thông thường.

tác hại của thiếu ngủ 4
Theo nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Ung thư Khoa học Anh,trong số hơn 1.000 bệnh nhân ung thư ở độ tuổi 30-50 trên toàn thế giới thì 99,3% trong số họ không thường xuyên nghỉ ngơi sớm vào ban đêm - Ảnh: internet

Một số thực phẩm giúp cải thiện giấc ngủ

Quả nhãn

 

Nhãn là loại quả ngọt và có tính nóng nên tốt cho tim vì có thể bổ sung khí và máu. Loại trái cây này được sử dụng để chữa trị chứng mất ngủ, hay quên, giật mình, chóng mặt và các triệu chứng khác do thiếu máu.

tác hại của thiếu ngủ 3

Nhãn cải thiện giấc ngủ và có lợi cho sức tim mạch - Ảnh: internet

Quả táo tàu

Quả táo tàu có vị ngọt và hơi chua, tác dụng bổ tim, nuôi dưỡng gan và máu. Táo tàu có thể làm giảm các triệu chứng như đánh trống ngực, buồn nôn, hay quên, mất ngủ, mơ màng, chóng mặt và các bệnh liên quan đến tim mạch.

 

tác hại của thiếu ngủ 2

Táo tàu đỏ có tác dụng hỗ trợ cải thiện giấc ngủ hiệu quả - Ảnh: internet

Hạt sen

Hạt sen chứa các chất kiềm, glycoside, giúp người sử dụng dễ ngủ và ngủ sâu giấc hơn. Tác dụng của hạt sen đã được biết đến từ lâu và thật sự mang lại hiệu quả trong việc cải thiện giấc ngủ. Hạt sen cũng là loại thực phẩm khá phổ biến và chế biến được theo nhiều cách khác nhau.

tác hại của thiếu ngủ  1

Hạt sen chứa các chất kiềm, glycoside, giúp cho người sử dụng dễ ngủ và ngủ sâu giấc hơn - Ảnh: internet

 

Giấc ngủ là một vấn đề lớn liên quan đến sức khỏe con người. Đối với những người thức khuya trong thời gian dài và bị mất ngủ dễ dẫn đến tình trạng rối loạn nội tiết và giảm khả năng miễn dịch.

tác hại của thiếu ngủ
Món chè sen long nhãn và táo tàu đỏ rất có lợi cho sức khỏe - Ảnh: internet

Ngoài ra, khi hệ miễn dịch kém, nguy cơ ung thư và các bệnh khác cũng sẽ tăng lên. Do đó, dù bận rộn đến đâu, mỗi người cũng không nên chủ quan để cơ thể rơi vào tình trạng thiếu ngủ.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm