Tại sao mẫu thân vua Bảo Đại từ cung nữ trở thành Từ Cung Hoàng thái hậu?
Công dụng làm đẹp thần kỳ từ sữa tươi ít ai biết / Tổng hợp các tuyệt chiêu làm đẹp da nhanh chóng bằng đá lạnh
Nếu như Trung Hoa phong kiến nổi tiếng với những trang lịch sử của những bậc vua chúa và các cung tần mỹ nữ thì chế độ quân chủ của lịch sử Việt Nam cũng có bề dày huy hoàng và ẩn chứa nhiều bí ẩn không kém. Trong những trang sử sách được ghi chép lưu truyền lại ít ỏi qua năm tháng bom đạn của chiến tranh, thật may vẫn còn y nguyên cuộc đời và công cuộc làm đẹp của Hoàng thái hậu cuối cùng của triều Nguyễn.
Là bậc mẫu nghi thiên hạ nhưng ít ai biết rằng Từ Cung Hoàng thái hậu có xuất thân nghèo khó.
Từ Cung Hoàng thái hậu tên thật là Hoàng Thị Cúc, sinh ngày 27/1/1890 tại Thừa Thiên-Huế. Từ nhỏ, khi vừa sinh ra, Thị Cúc đã phải xa mẹ vì mẹ của bà đã bỏ đi để lấy chồng khác, để lại bà sống cùng với cha và hai anh chị cùng cha khác mẹ. Không lâu sau khi cha bà qua đời, người anh cả cùng cha khác mẹ bán đi làm nô tì trong cung để lấy tiền phục vụ cho việc ăn chơi.
Sử sách chép lại rằng, vì bản chất nghèo khó nhưng lương thiện, lại nhu mì hiền lành, khi vào cung bà liền được đưa đi để phục vụ cho bà Tiên Cung - vợ góa của vua Đồng Khánh, cùng Hoàng tử Bửu Đảo (tức vua Khải Định sau này). Thấy nô tì Thị Cúc nhu mì hiền dịu, nhan sắc cũng không đến nỗi nào nên Hoàng tử Bửu Đảo mỗi lần vào thăm mẹ mình là bà Tiên Cung đã để ý rồi tư tình qua lại. Vào năm 1913, bà Hoàng Thị Cúc sinh hạ công tử Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy (tức vua Bảo Đại sau này).
Mặc dù về sau cuộc đời khi tiến cung của bà cũng không mấy vàng son khi bị mẹ chồng khinh bỉ vì xuất thân thấp hèn nhưng ai nấy đều tò mò về phương thức làm đẹp của nữ Thị Cúc lúc bấy giờ. Bởi bà tuy là một cung nữ nhưng lại có sức hút khiến vua chúa không thể chối từ.
Chắt lọc qua lời kể của cung nữ cuối cùng - bà Lê Thị Dinh cùng sử sách, con cháu đời sau mới biết được, hóa ra những phương thức làm đẹp xưa kia đều đến từ những nguyên liệu cây nhà lá vườn.
Gội đầu với bồ kết
Không phải tự nhiên mà người xưa vẫn thường nói “Cái răng cái tóc là góc con người”. Người xưa vẫn chỉ chuộng mỗi mốt tóc dài, đen thẳng.Với những cung tần mỹ nữ chốn cung cấm, có một bí quyết để tóc đen đẹp. Đó là gội đầu với nước bồ kết.
Trái bồ kết phơi khô, rửa nhẹ, đem hầm cho ra thứ nước đen nhánh, thơm mùi thiên nhiên. Nước này được hòa cùng nước lã, đem gội đầu thì sẽ cho mái tóc đen khỏe mạnh. Tương truyền, người xưa nhờ gội thứ nước này mà giữ được tóc đen lâu, không bị bạc.
Trong chốn cung cấm, Thị Cúc thường chỉ gội đầu với bồ kết cho mái tóc đen đẹp
Dưỡng da với phấn nụ
Phấn nụ mang hình dáng nụ hoa, được làm từ cao lanh hảo hạng, không chứa tạp chất. Tiếp đến đem hòa cùng nước mưa chưng cất với 10 loại thảo dược bí truyền. Quá trình tạo ra phấn nụ phải dung hòa đủ các yếu tố ngũ hành: Kim đến từ các vật dụng; Mộc là các loại thảo dược trong thành phần phấn nụ; Thủy là nước mưa trong mát, thường được hứng một đôi lần trong một năm rồi trữ dùng dần; Hỏa chính là quá trình nung sản phẩm; còn Thổ là các nồi đất dùng trong một vài công đoạn.
Thứ phấn này tương truyền là có thể đem đến làn da đúng chuẩn mỹ nhân thời bấy giờ. Da trắng ngần, mịn màng, làm mờ vết tàn nhang và chậm lão hoá. Tương truyền, đức Từ Cung, mẹ vua Bảo Đại, dùng phấn nụ cả đời. Nên khi về già, thọ trăm tuổi, da vẫn không có lấy một vết đồi mồi.
Thoa son làm bằng sáp ong
Sáp ong dưới thời Nguyễn là một nguyên liệu cao cấp. Mỹ nhân chốn cung đình dùng thứ nguyên liệu này để chế tạo son, tô điểm sắc mặt mỗi ngày. Sáp ong sau khi được nấu chảy thì trộn với dầu olive, lọc vài lần qua lớp vải sa để đạt độ mịn nhất định. Tiếp đến, tùy theo sở thích mà nữ nhân trộn cùng một thứ tạo màu, tạo thành son.
Nguyên liệu tạo màu cũng vô cùng tự nhiên, thường là cánh hoa hồng, hoa sen. Thứ son này khi thoa lên môi thì làm mềm, bóng nhẹ và giữ màu môi tươi lâu.
Son ngày xưa được chế tác từ nguyên liệu tự nhiên, không chứa chì nên rất an toàn với làn môi.
Kẻ chân mày chiết xuất từ cây điên điển
Các cung phi mỹ nữ thời xưa thường được diễn tả là có “mày ngài, mắt phượng”. Và bí quyết của đôi chân mày đẹp đó chính là cây điên điển. Theo đó, gỗ cây điên điển được chuốc thành chì kẻ chân mày. Thân cây được đốt lấy tro, làm mịn, cho ra bột tán vẽ chân mày. Công thức này đem đến một sản phẩm trang điểm vừa tự nhiên về màu sắc, vừa lành tính với da.
Bà Lê Thị Dinh cho rằng thái hậu là người rất kỹ lưỡng nên khi trang điểm cũng phải rất cẩn thận, không được làm lem son phấn, kẻ chân mày không được quá đậm hoặc quá nhạt.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Mâm cua biển bạc triệu văng tung tóe giữa sân: Mẹ chồng bỗng nổi giận, nàng dâu quyết định rời đi!
Chồng ném đũa giữa mâm cơm, vô tình giúp mẹ tôi hiểu rõ bi kịch của cuộc hôn nhân này
Mẹ chồng rình rập giữa đêm, sốc nặng khi phát hiện sự thật động trời về cô con dâu "ăn bám"
Sau ngày 23 tháng 1: 3 con giáp đón vận may giàu sang, thịnh vượng, cuộc sống thăng hoa
Loại hạt được ví như ‘hạt trường sinh’, xưa ở Việt Nam rụng đầy gốc nay trở nên đắt đỏ cả thế giới yêu thích
Loại hạt 'kim cương đỏ', Việt Nam trồng nhiều: Là ‘đồ ăn siêu cấp’, bán đắt gấp 10 lần ở trời Tây