Tại sao trẻ hay bị rôm xảy vào mùa hè?
6 loại thực phẩm giúp làm sạch cao răng nhanh chóng và hiệu quả / Thực đơn cơm chiều: Tôm rang muối kiểu Hongkong, măng xào thịt, canh sườn củ cải trắng
Vì sao trẻ thường bị rôm sảy vào mùa hè?
Trẻ dễ bị rôm trong mùa hè. Nguồn ảnh: Internet
Các ống tuyến mồ hôi ở trẻ phát triển chưa hoàn chỉnh nên mồ hôi không có đường thoát ra ngoài. Vào mùa hè, khi thời tiết nóng kích thích cơ thể bài tiết nhiều mồ hôi để tránh nóng, bài tiết nhiều dẫn đến mồ hôi không thoát ra hết gây bít tắc. Tình trạng bít tắc các tuyến mồ hôi gây ra bệnh rôm sảy.
Đôi khi vào mùa hè do trẻ được cho mặc quần áo không thấm hút mồ hôi hoặc thường xuyên mặc tã, hoặc mặc tã quá chật cũng gây hiện tượng bít tắc tuyến mồ hôi.
Mùa hè là thời điểm vi khuẩn phát triển mạnh mẽ. Một vài vi khuẩn thường trú ngoài da cũng có thể bài tiết chất nhờn làm bít các ống tuyến mồ hôi.
Mùa hè đã nắng nóng nếu như trẻ bị sốt, trẻ quá hiếu động cơ thể sẽ tăng cường hoạt động sẽ làm tăng tiết mồ hôi giúp cơ thể giải nhiệt. Cũng là nguyên nhân gây bít tắc tuyến mồ hôi.
Bé bị rôm sảy phải xử lý như thế nào?
Rôm sảy chủ yếu do nóng bức và vi khuẩn gây ra nên nguyên tắc xử lý là cho cơ thể mát mẻ, thoáng khí, chống viêm da:
Cho trẻ ở nơi thoáng mát, sạch sẽ, hạn chế cho trẻ đến những nơi đông đúc, ngột ngạt, bí bách.
Mặc quần áo thoát mát cho bé, tã lót nên dùng loại vải sợi, mỏng, rộng thoáng, thấm mồ hôi, không dùng các loại sợi tổng hợp, bí mồ hôi.
Tắm rửa hàng ngày cho trẻ, giúp làm mát cơ thể, làm sạch da, các lỗ chân lông không bị bịt kín. Ba mẹ có thể tắm cho bé bằng thuốc tím pha loãng, sữa tắm cho trẻ. Có một số loại lá, quả được nhiều ba mẹ sử dụng để nấu nước tắm cho trẻ như lá mướp đắng, trầu không, rau má, sài đất, lá dâu, nước chanh…
Thoa phấn rôm cũng làm cho da được khô, chống viêm da và thoáng mát. Tuy nhiên, nên xoa ngay sau khi tắm, không xoa khi mồ hôi nhiều vì như vậy sẽ làm bít lỗ chân lông lại.
Trường hợp da bị viêm nhiều, lâu khỏi nên sử dụng kem trị rôm sảy hoặc kem bôi chứa kháng sinh để chống nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, da trẻ rất mỏng manh, nhạy cảm nên ba mẹ cần cho con khám bác sĩ để được chỉ định đúng, tránh các biến chứng xảy ra và đặc biệt không nên lạm dụng thuốc vì có thể gây dị ứng hoặc tổn thương da.
Khi có nhiễm trùng nang lông với biểu hiện các mụn mủ, mụn to cần bôi cồn iod hữu cơ như betadin nhiều lần trong ngày.
Cho trẻ uống đủ nước, có thể uống nước ép trái cây, nước sắn dây, nước đỗ đen, nước cam, nước chanh… Hạn chế cho bé uống các loại nước có nhiều đường.
Đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ, bổ sung đủ vitamin qua rau xanh, trái cây cho bé.
Không cho trẻ ra ngoài trời nắng vì sẽ làm tình trạng rôm sảy thêm nặng nề.
Cho bé nằm phòng thoáng mát, có điều hòa.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Điều gì sẽ xảy ra với cơ thể nếu bạn ăn 1 gói mì tôm mỗi ngày?
Mẹo học tiếng anh hiệu quả: Học đúng cách để giỏi nhanh hơn
Tài khoản ngân hàng của bạn có dấu hiệu này, rất có thể nó đang bị chiếm quyền kiểm soát
Ớt: Gia vị cay nồng hay 'siêu thực phẩm' có lợi cho sức khỏe?
Quạt làm mát như thế nào? Bật mí cơ chế tạo gió đơn giản mà hiệu quả
Cà chua – 'Trái vàng' trong thế giới ẩm thực và dinh dưỡng