Tê tay tê chân chớ chủ quan, có thể bạn đang mắc bệnh nguy hiểm
4 cách khắc phục tình trạng lỗ chân lông to, giúp da sáng mịn, tự tin đón Tết / Vừa lên chức, nữ trưởng phòng bị đề nghị điều khó nghĩ
Tai biến mạch máu não
Ở giai đoạn đầu của bệnh tai biến mạch máu não, người bệnh thường có triệu chứng tê tay. Do bệnh mạch máu não đã khiến chức năng cung cấp máu của các chi bị tắc nghẽn nên sẽ xuất hiện triệu chứng tê tay.
Ngoài ra, người bệnh còn thường xuyên đột ngột nhìn mờ một hoặc hai mắt. Tuy nhiên, tình trạng này xuất hiện trong thời gian ngắn. Trong trường hợp nghiêm trọng, có người không thể nói được rõ ràng, yếu hoặc tê đột ngột ở tay hoặc chân, đặc biệt là nếu chỉ ở một bên cơ thể.
Thoái hóa cột sống
Cột sống của chúng ta rất dễ bị thoái hóa, trở nên yếu đi nếu như đốt sống thường xuyên cọ xát với các dây thần kinh. Khi mắc bệnh, mọi vận động của người bệnh đều trở nên khó khăn hơn, cuộc sống sinh hoạt và công việc thay đổi rất nhiều.
Họ sẽ phải chịu đựng nhiều cơn đau, ban đầu chúng xuất hiện ở cổ, vai rồi dần dần lan xuống các vị trí khác trên cơ thể, toàn thân đau nhức. Đặc biệt, bệnh nhân cũng cảm thấy tê tay theo chiều mà dây thần kinh đi qua, bạn tuyệt đối không nên chủ quan với tình trạng trên.
Chứng rối loạn tuyến giáp
Tuyến giáp ở cổ của bạn sản xuất ra các hormone giúp điều chỉnh quá trình trao đổi chất của cơ thể. Khi tuyến giáp sản xuất quá ít hormone là dấu hiệu cho thấy tuyến giáp hoạt động kém dần hoặc suy giáp. Nếu tình trạng suy giáp không được điều trị, có thể làm tổn thương các dây thần kinh cảm giác của cánh tay và chân. Đây còn được gọi là bệnh lý thần kinh ngoại biên. Chứng bệnh này có thể gây yếu, ngứa ran và tê tay chân của bạn.
Tiểu đường
Ở những người mắc bệnh tiểu đường, cơ thể thường gặp khó khăn khi di chuyển đường từ máu vào tế bào. Do đó, khi lượng đường trong máu cao trong một thời gian dài có thể dẫn đến sự tổn thương thần kinh. Tình trạng này còn được gọi là bệnh thần kinh tiểu đường.
Đây là loại tổn thương thần kinh gây tê tay và chân. Các triệu chứng khác của bệnh lý thần kinh này có thể bao gồm: Đuối sức, mất thăng bằng và có cảm giác như kim chích. Do đó, khi tê tay thường xuyên thì cần phải đến bệnh viện kiểm tra.
Chèn ép mạch máu ở phụ nữ có thai
Phụ nữ có thai ở cuối thai kỳ thường có triệu chứng tê bì chân tay do thai chèn ép các mạch máu, dây thần kinh khiến việc tuần hoàn máu khó hơn. Bởi vậy khi ở một tư thế lâu, khi ngủ bị chèn ép, thực hiện các động tác ngồi xổm, đứng lâu sẽ bị tê bì tay chân thường xuyên.
Chẩn đoán và phòng ngừa tê bì chân tay thường xuyên
Người bệnh cần được khám lâm sàng, cận lâm sàng để tìm ra chính xác nguyên nhân của bệnh tê bì chân tay thường xuyên. Khi khám, bác sĩ sẽ khai thác các thông tin lâm sàng, chỉ định xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh để tìm ra những dấu hiệu bất thường, là nguyên nhân gây nên tình trạng tê bì chân tay thường xuyên. Qua đó, người bệnh được định hướng điều trị đúng phương pháp, hiệu quả và kịp thời.
Ngoài ra, chúng ta nên biết các biện pháp để phòng ngừa bệnh tê bì chân tay thường xuyên như:
Tăng cường vận đồng cơ thể, tập thể dục thường xuyên.
Chế độ ăn uống cân bằng, hợp lý, bổ sung đầy đủ các vi chất.
Hạn chế ngồi một tư thế quá lâu, không vận động...
Hạn chế rượu bia, các chất kích thích.
Bỏ thuốc lá.
Giữ ấm cho tay chân khi chuyển mùa, đặc biệt là mùa đông.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Thót tim lúc nửa đêm: Mẹ chồng bất ngờ làm điều không tưởng khi tôi trèo thang bỏ trốn
Đừng cho 6 thứ này vào máy giặt, sẽ không sạch và có thể làm hỏng máy
Hóa ra côn trùng bay nhỏ sợ nhất loại nước này! Đặt một cái bát ở nhà và tiêu diệt hết ngay lập tức
Ngày nào chồng cũng chì chiết vợ là không biết đẻ vì sinh toàn vịt giời, vợ hét lên: ‘Anh giỏi thì đi mà đẻ'
Người phụ nữ lấy chồng kém 37 tuổi tuyên bố: ‘Anh ấy hạnh phúc và sẽ không bao giờ phản bội tôi’
Kịch tính lễ đính hôn: Vì chiếc váy cưới trong mơ, bố mẹ chồng tương lai bỏ về giữa chừng