Thận quá tải chất độc: 7 dấu hiệu "rõ mồn một", chớ dại cho qua kẻo hối hận không kịp
5 loại rau củ ăn xong đừng vứt rễ, thả vào cốc nước ít ngày sau cả nhà ăn không hết / 3 loại mặt nạ từ mật ong giúp da sáng đẹp, mịn màng hơn cả đi spa
Sưng chân, khớp
Ảnh minh họa
Bạn có thể nhận thấy tay chân, khớp, thậm chí cả khuôn mặt bị sưng, phù. Điều này xảy ra khi các chức năng của thận bị suy yếu và các chất lỏng dư thừa không bị loại bỏ, khiến cơ thể giữ nước.
Khó thở thường xuyên
Nếu bạn thường xuyên cảm thấy khó thở, điều này có thể là dấu hiệu suy thận. Lý do là các độc tố tích lũy quá nhiều trong cơ thể, gây suy giảm lượng lớn các tế bào hồng cầu, thận không hoạt động kịp thời, thậm chí bị quá tải, suy yếu dần.
Hương vị kim loại trong miệng
Điều này xảy ra khi các chất thải trong máu làm thay đổi mùi vị của thực phẩm. Chúng cũng gây ra hơi thở hôi. Thay đổi đột ngột mùi vị thức ăn, chán ăn, thậm chí buồn nôn liên tục là những dấu hiệu cảnh báo thận bị tổn thương.
Ngứa, khô da
Thông thường, thận của bạn sẽ hoạt động liên tục để giúp loại bỏ các yếu tố có hại và tham gia vào quá trình sản xuất máu, hỗ trợ cân bằng khoáng chất cho cơ thể. Tuy nhiên, khi bạn cảm thấy da khô, ngứa, tăng sắc tố và vàng da bất thường thì rất có thể thận của bạn đã bị nhiễm độc hoặc đang phải hoạt động quá tải.
Luôn cảm thấy lạnh
Erythropoietin là loại hormone rất quan trọng trong việc kích thích sản xuất các tế bào hồng cầu trong tủy xương. Tuy nhiên, khi thận của bạn gặp vấn đề, quá trình sản xuất hormone erythropoietin bị chậm lại, gây ra tình trạng thiếu máu kèm theo các biểu hiện như rùng mình, mệt mỏi, khó thở, mất ngủ, cơ thể suy nhược…
Hơi thở có mùi
Hơi thở có mùi khó chịu do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc các bệnh về thận.... Theo các chuyên gia, khi thận của bạn gặp vấn đề, các sản phẩm thừa sau quá trình trao đổi chất ở cơ quan này sẽ không được đào thải nhanh chóng ra khỏi cơ thể. Thay vào đó, những sản phẩm này đi “lạc” vào đường tiêu hóa, gây ra mùi vị kim loại và mùi amoniac trong khoang miệng.
Nhịp tim nhanh
Các nhà khoa học cho rằng, người bị bệnh thận sẽ có nhịp tim nhanh hơn người bình thường. Bởi trong quá trình thận hoạt động, lượng kali dư thừa không được đào thải hết ra khỏi cơ thể. Thay vào đó, lượng kali này sẽ quay ngược lại tác động tiêu cực đến hệ thống tim mạch, làm gián đoạn nhịp tim.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Con lợn nặng cả tạ nhưng có 1 bộ phận chỉ nặng 2 lạng vô cùng quý, bổ như nhân sâm, không phải ai cũng biết để ăn
Các cụ khuyên nhủ: 'Con rể lên giường, nhà tan cửa nát', tại sao lại nói như vậy?
Sự khác biệt giữa những người thường xuyên đến thăm mộ và những người không đến là gì?
Thót tim lúc nửa đêm: Mẹ chồng bất ngờ làm điều không tưởng khi tôi trèo thang bỏ trốn
Lời răn dạy của người xưa: 'Khi đến tuổi 49, đừng ở lại bốn nơi này!', ý nghĩa thực sự đằng sau là gì?
Tử vi tuần mới (25/11 - 1/12): 3 con giáp đón nhận vận may bùng nổ, tài lộc rực rỡ từ Thần tài