Thanh thiếu niên bị béo phì có nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm khi trưởng thành
Gợi ý 6 thực đơn giảm cân cho bữa sáng, đơn giản mà siêu hiệu quả / 9 loại trái cây giúp đốt cháy mỡ thừa, hỗ trợ giảm cân nhanh chóng
Các nghiên cứu trước đây đã báo cáo kết quả sức khỏe kém hơn ở người lớn tuổi, nhưng đây là một trong những nghiên cứu đầu tiên xem xét nguy cơ ở người trẻ tuổi.
Thanh thiếu niên bị béo phì có nhiều khả năng cao vẫn tiếp tục bị béo phì 24 năm sau đó, cũng như cholesterol cao, huyết áp cao, bệnh thận, suy tim, ung thư, hen suyễn và ngưng thở khi ngủ. So với bạn cùng độ tuổi không bị béo phì, một thiếu niên bị béo phì có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao gấp 2,73 lần, nguy cơ bị bệnh tim sớm cao hơn 2,19 lần và tình trạng sức khỏe kém khi trưởng thành cao hơn 1,57 lần.
Kết quả này xuất phát từ một nghiên cứu lớn của Hoa Kỳ đã kiểm tra mức độ ảnh hưởng của bệnh béo phì ở độ tuổi 11 - 18 đối với sức khỏe ở độ tuổi 33 - 43. Các nhà nghiên cứu đã theo dõi 12.300 thanh thiếu niên và xác định chỉ số khối cơ thể (BMI) - thước đo lượng mỡ cơ thể dựa trên chiều cao và cân nặng, tính theo tuổi và giới tính của họ.
Tại Hoa Kỳ, có khoảng 1/5 thanh thiếu niên bị béo phì. Nghĩa là, họ có chỉ số BMI cao hơn 95% những thanh thiếu niên khác ở cùng độ tuổi, giới tính và chiều cao.
Những phát hiện cho thấy tuổi vị thành niên là khoảng thời gian quan trọng để ngăn ngừa bệnh tiểu đường và đau tim trong tương lai.
“Cha mẹ nên khuyến khích thanh thiếu niên phát triển các hành vi lành mạnh như hoạt động thể chất thường xuyên và có các bữa ăn cân bằng”, Jason M. Nagata, Phó Giáo sư Nhi khoa tại Khoa Y học vị thành niên và thanh niên, Đại học California, San Francisco và là tác giả chính của nghiên cứu chia sẻ.
Các bác sĩ nhi khoa cũng có thể hướng dẫn và hỗ trợ thanh thiếu niên cũng như gia đình của họ phát triển các thói quen lành mạnh và bác sĩ nên hỏi thanh niên về tiền sử cân nặng của họ khi đánh giá họ có nguy cơ mắc bệnh tim hay không.
Theo ông Nagata, điều quan trọng là phải áp dụng các thói quen lành mạnh và không nên thử các hành vi ăn uống cực đoan hoặc rối loạn hơn để giảm cân.
Rối loạn ăn uống bao gồm việc sử dụng thuốc giảm cân, thuốc nhuận tràng, hoặc thực phẩm chức năng giảm cân, hoặc gây nôn sau khi ăn.
Các nghiên cứu khác cũng chỉ ra khi áp dụng một số hành vi ăn uống không lành mạnh này (bao gồm cả chế độ ăn kiêng), mọi người thực sự có xu hướng tăng cân nhiều hơn trong thời gian dài.
Được biết, bị béo phì ở tuổi thiếu niên có liên quan đến nguy cơ cao bị huyết áp cao, cholesterol cao, hen suyễn, ung thư, bệnh thận, ngưng thở khi ngủ và suy tim sớm, nhưng không phải đột quỵ, sau khi đánh giá theo tuổi, giới tính, chủng tộc/dân tộc, giáo dục, thu nhập, tình trạng hút thuốc và tiêu thụ những chất chứa cồn.
Ông Nagata cho biết không tìm thấy nguy cơ đột quỵ gia tăng ở những người trẻ tuổi – người bị béo phì khi còn ở tuổi thanh thiếu niên - có thể là do tỷ lệ đột quỵ ở những người trẻ tuổi rất thấp.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người xưa có câu: 'Đám cưới không tặng ô, đám tang không đưa tiền phúng sau', là vì sao?
Giải mã giấc mơ thấy người đã khuất xuất hiện trở lại
Từ cuối tháng 11: Sao tài lộc rực sáng, 4 con giáp bứt phá và hưởng lộc lớn
Tử vi ngày 22/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn sự nghiệp thăng tiến, thu hoạch lợi nhuận khủng từ kinh doanh
Từ ngày 22/11 đến cuối năm: Ba con giáp đón sóng may mắn, tài lộc hanh thông, sự nghiệp thăng tiến