Thời gian vàng để cứu người bị hóc dị vật là 3 phút
Nguyên nhân và cách xử trí khi bị say nắng trong mùa hè / Xử trí bong gân đúng cách, hiệu quả
Mới đây, một em bé 6 tuổi ở Đồng Nai khi đang ăn sáng món bún mọc, do bị cay nên bé hít hà làm cục mọc rớt vào khí quản.
Ngay sau đó, bé được các bác sĩ cấp cứu khẩn cấp, đặt ống nội khí quản, nâng huyết áp, nhịp tim, gắp dị vật ra khỏi đường thở.
Tuy nhiên, do não bé bị thiếu oxy trong thời gian quá dài (khoảng 20 - 30 phút) nên huyết áp tụt, rơi vào hôn mê sâu và bé đã qua đời.
Viên mọc trong bún, hạt lạc... đều có nguy cơ gây học dị vật cho người ăn. Ảnh minh họa
Trước đó, trên mạng xã hội cũng chia sẻ một thông tin đau lòng về trường hợp tai nạn hy hữu của bé gái 11 tuổi ở TP. Hồ Chí Minh.
Sự việc xảy ra khi hai mẹ con cùng tự tay làm món trà sữa trân châu. Lúc uống trà sữa, có hạt trân châu kẹt trong ống nên bé hút mạnh và hạt đã bay thẳng vào họng, làm tắc đường thở.
Người mẹ đã cố gắng tìm mọi cách để cứu con nhưng khi đưa đến bệnh viện bé đã tử vong.
Tình trạng hóc dị vật không chỉ xảy ra với trẻ nhỏ, ở người lớn, hóc dị vật gây nguy hiểm không kém.
Điển hình như trường hợp một phụ nữ ở Nam Từ Liêm, Hà Nội bị hóc hạt lạc khi đang ăn cơm tối.
Trong lúc ăn, người phụ nữ có nói chuyện, cười đùa với bạn bè rồi bất chợt bị sặc, ho. Người phụ nữ bị hạt lạc đang ăn rơi vào đường thở dẫn tới hóc, gây khó thở, mặt đỏ bừng và tím tái…
Hay như trường hợp một ông cụ 87 tuổi (ở Tây Ninh) lâm vào tình trạng nguy hiểm do hóc dị vật vào phổi.
Trước khi vào bệnh viện cấp cứu, cụ ông ăn hạt mít luộc ở nhà. Khi vừa ăn chưa kịp nuốt, cụ ông đã bị sặc khiến những mảnh của hạt mít chui thẳng xuống phổi phải, người ông cụ tím tái, khó thở, gây nguy hiểm đến tính mạng.
Theo các chuyên gia y tế, hóc dị vật thường gặp ở trẻ là hóc hạt lạc, ngô, hạt dưa, hạt na, chôm chôm, nhãn...
Còn ở người lớn, hóc dị vật đường thở xảy ra khi ăn uống bị sặc, nghẹn, chất nôn trào ngược vào đường thở…
Cách xử trí khi người thân hóc dị vật
Bác sĩ Trần Anh Thắng, Trung tâm Cấp cứu 115 Hà Nội cho biết, khi bị sặc dị vật, nạn nhân cần được sơ cứu kịp thời, đúng cách và được đưa ngay đến cơ sở y tế để được theo dõi, thăm khám lại cẩn thận.
Áp dụng nghiệm pháp Heimlich để đẩy dị vật ra cho người bị nạn. Ảnh minh họa
Bởi khi dị vật mắc kẹt trong họng sẽ ngăn cản dòng khí thở, gây nghẹt thở, làm người bệnh không thể thở hoặc nói. Hầu hết nghẹt thở là hậu quả do thức ăn mắc kẹt trong thanh quản, khí quản.
Nếu không sơ cứu nhanh, kịp thời sẽ dẫn đến hiện tượng bệnh nhân bị thiếu dưỡng khí, dẫn đến có thể gây tổn thương não nghiêm trọng hoặc thậm chí tử vong do ngạt thở. Thời gian vàng để cứu nạn nhân bị hóc dị vật chỉ trong khoảng 3 phút.
Khi phát hiện nạn nhân bị hóc dị vật cần liên hệ ngay Cấp cứu 115 hoặc trung tâm y tế gần nhất để được trợ giúp. Trong thời gian chờ sự trợ giúp của nhân viên y tế, có thể thực hiện các bước sơ cấp cứu cho nạn nhân như tiến hành 5 lần đẩy bụng (còn gọi là nghiệm pháp Heimlich) như sau:
- Đứng ở phía sau nạn nhân.
- Dùng 2 tay ôm xung quanh eo của nạn nhân. Hãy đảm bảo rằng 2 tay bạn ôm qua eo ở bên dưới khung xương sườn nạn nhân.
- Dùng mặt dưới của nắm tay đặt lên gần trung tâm bụng của nạn nhân (cạnh của ngón tay cái tỳ vào bụng) ở ngay phía trên rốn và dưới mũi ức (vùng thượng vị).
- Nắm tay được bọc trong bàn tay bên kia.
- Tiến hành những lần đẩy bụng riêng rẽ và dứt khoát theo hướng vào trong và lên trên. Tiếp tục cho tới khi dị vật gây tắc nghẽn được đánh bật ra – kiểm tra sau mỗi lần đẩy bụng.
Dừng lại nếu nạn nhân bị bất tỉnh và chỉ nên thực hiện cách sơ cứu này với trẻ trên 1 tuổi. Với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi có thể áp dụng biện pháp vỗ lưng hoặc biện pháp ép ngực để sơ cứu.
Bác sĩ Thắng cũng khuyến cáo, tốt nhất không cho trẻ cầm các loại đồ chơi, các vật nhỏ dễ khiến trẻ bỏ vào miệng.
Nếu thấy trẻ đang ngậm hoặc ăn những thứ dễ gây hóc, không nên hoảng hốt, la hét vì như vậy sẽ khiến trẻ sợ hãi và dễ bị hóc hơn. Khi trẻ đang khóc hoặc cười lớn thì không nên đút thức ăn, hoặc cho uống thuốc, tuyệt đối không để trẻ vừa ăn vừa chơi...
Trước khi cho trẻ ăn phải gỡ bỏ các hạt, mảnh xương... trong thức ăn. Nếu thấy trẻ ngậm vào miệng các vật nhỏ có thể gây hóc thì phải nhẹ nhàng, dỗ cho trẻ tự nhè ra; không cho tay móc miệng làm cho trẻ sợ, khóc, dễ nuốt dị vật vào đường ăn hoặc hít vào đường thở.
Đối với trường hợp trẻ bị sặc chất lỏng như cháo, bột, sữa bị khó thở, tím tái, người lớn cần áp dụng biện pháp vỗ lưng để trẻ ho tống các chất này ra khỏi đường thở. Sau đó đưa trẻ đến cơ sở y tế để được điều trị đúng cách, kịp thời.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chăm sóc mẹ già suốt 10 năm nhưng không được chia mảnh đất nào, đến lúc đọc kỹ lại di chúc tôi mới òa khóc
Mẹo vệ sinh quạt điện trong 5 phút không cần tháo khung hay rửa nước sạch bong như mới
Tử vi ngày 22/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Mão công việc thăng hoa, tuổi Tỵ cẩn thận sai lầm
Loại rau dại từng cho lợn ăn giờ được săn lùng với giá 500 nghìn đồng/kg
Bố di chúc để lại nhà cùng 2,7 tỷ tiền tiết kiệm cho mẹ kế, chúng tôi kéo nhau gặp luật sư để rồi nhận cái kết sững người
Con gái dắt 3 chú chó Ngao Tạng đi bộ mãi không về, bố đi tìm thấy cảnh tượng dở khóc dở cười