Đời sống

Thực đơn cơm chiều: Món ngon lạ miệng

Thực đơn hôm nay gồm có: Vịt quay giòn bì, thịt bò xào củ sen, canh mùng tơi thịt băm.

Thực đơn cơm chiều: 4 món cho ngày cuối tuần / Thực đơn cơm chiều: 3 món thơm ngon

Vịt quay giòn bì

Thực đơn cơm chiều: Món ngon lạ miệng

Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet

Nguyên liệu:

1 con vịt khoảng 1 - 1.2kg

Gia vị ướp bên trong

1 thìa canh đầy (khoảng 15-20gram) tỏi băm nhuyễn

1 thìa canh đầy (khoảng 15-20gram) hành khô băm nhuyễn

 

2 thìa canh dầu hào (oyster sauce)

1.5 thìa café bột canh hoặc muối

1 thìa café ngũ vị hương

1 thìa café tiêu xay

1 thìa canh đường

 

Gia vị ướp bên ngoài

3 thìa canh mạch nha

1 thìa canh nước sôi

1.5 thìa canh xì dầu (nước tương)

1 thìa café bột gừng (hoặc thay bằng 2 thìa cafe gừng tươi bằm nhuyễn)

 

1 thìa café bột tỏi(hoặc thay bằng 2 thìa cafe tỏi tươi bằm nhuyễn)

2 thìa café dấm

1 nhúm muối

Cách làm:

Vì cần khá nhiều thời gian tẩm ướp và phơi cho vịt khô nên các bạn nên chuẩn bị vịt ít nhất trước 1 ngày.

 

Vịt rửa sạch. Đập dập ít gừng rồi pha với rượu trắng, dùng rượu gừng này xát đều bên trong và ngoài con vịt, để khoảng 20-25 phút cho hết hôi. Rửa sạch bằng nước lạnh rồi thấm thật khô cả trong lẫn ngoài. Nếu da vịt có chỗ nào bị rách thì nên dùng chỉ trắng khâu lại, da càng căng thì khi nướng càng ngon hơn.

Trộn đều hỗn hợp gia vị ướp bên trong. Định lượng gia vị có thể thay đổi tùy khẩu vị của gia đình, sau khi trộn các bạn có thể nếm thử để điều chỉnh. Dùng tay xát phần gia vị này vào khắp bên trong con vịt. Phần bên ngoài vịt các bạn trộn 2/3 thìa cafe muối với 2/3 thìa cafe ngũ vị hương. Xát đều lên da vịt.

Nếu có thể treo vịt lên cao để vịt khô trong không khí là tốt nhất. Còn không, các bạn để vịt lên giá có lỗ hoặc khe hở, kê giá lên cao. Để ở nơi thoáng gió cho vịt thật khô. Ướp tối thiểu 6-8 tiếng (để qua đêm).

Cho hỗn hợp gia vị ướp bên ngoài vào nồi, gồm: Mạch nha, nước sôi, xì dầu (nước tương), (bột) gừng, (bột) tỏi, dấm và muối. Tất cả các nguyên liệu này đều có tác dụng giúp cho da vịt thơm ngon, có màu vàng nâu bóng và giòn, vì thế các bạn nên cố gắng tìm đủ nguyên liệu. Riêng phần nước sôi, chỉ cần cho vừa đủ để giúp mạch nha dễ tan, không cho quá nhiều, hỗn hợp loãng sẽ khó dội lên vịt.

Thịt bò xào củ sen

 

Thực đơn cơm chiều: Món ngon lạ miệng

Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet

Nguyên liệu:

Củ sen

Thịt bò

Ớt đỏ cay

Dầu thực vật

Muối

Bột mỳ

Dầu mè

Hạt tiêu

Đường cát

Xì dầu

Hạt nêm

Cách làm:

Thịt bò thái miếng mỏng, trộn với xì dầu, đường, hạt tiêu, dầu ăn, gia vị trong 3 phút cho ngấm.

Củ sen rửa sạch thái miếng mỏng, trần qua với nước sôi rồi vớt ra để ráo nước.

Ớt tươi thái miếng, gừng tươi băm nhỏ.

Đổ dầu vào chảo nóng, xào qua thịt bò trong 2 phút rồi vớt ra.

Xào củ sen trên chảo dầu sôi, thêm ớt và gừng, khoảng 3 phút thì đổ thịt bò vào xào lẫn. Thêm muối, dầu ăn và các gia vị khác vào xào đến khi chín thì tắt bếp.

Canh mùng tơi thịt băm

Thực đơn cơm chiều: Món ngon lạ miệng

Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet

Nguyên liệu:

1 bó rau mồng tơi

20g thịt băm

2 củ hành tím băm

Gia vị: Muối, đường, hạt nêm, tiêu xay, dầu ăn

Cách làm:

Mồng tơi bạn ngâm nước muối rồi rửa sạch, cắt khúc vừa ăn. Như vậy rau sẽ sạch hơn so với rửa nước bình thường.

Thịt băm đem ướp với hạt nêm, tiêu xay và 1 củ hành tím băm nhỏ.

Bắc nồi lên bếp lửa, khi nồi nóng thì cho một ít dầu vào. Phi thơm số hành tím còn lại rồi cho thịt bằm vào đảo đều cho thịt chín. Sau đó cho nước vào để nấu canh.

Bạn nên canh chỉnh lượng nước thích hợp với lượng rau và thịt nhé, tránh cho quá nhiều nước sẽ làm canh mất độ ngọt đấy.

Nước trong nồi sôi lên thì bạn vớt bọt, cho rau mồng tơi vào, nêm thêm gia vị. Thấy rau sắp chín thì nếm thử canh, điều chỉnh lại cho ngon rồi tắt bếp.

Rau mồng tơi sẽ tiếp tục chín dần dần sau khi bạn tắt bếp, do vậy nếu bạn đợi rau thật chín rồi tắt bếp thì rau sẽ bị nhừ không còn ngon nữa.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm