Thực phẩm giúp giảm lipid máu
Những thực phẩm này cực kỳ bổ dưỡng nhưng nếu ăn sai giờ sẽ trở thành "thuốc độc, cần tránh ngay / Đừng tưởng uống nước là tốt, cứ uống theo kiểu này còn phá huỷ tim - thận nhanh hơn cả nhiễm độc
Rối loạn lipid máu là gì?
Lipid máu không phải là xấu, nhưng tình trạng rối loạn lipid máu nghĩa là sự mất cân bằng giữa cholesterol xấu và cholesterol tốt mới gây ra nhiều hệ lụy sức khỏe. Nguồn ảnh: Internet
Lipid máu còn gọi là mỡ máu, là thành phần quan trọng cần có trong máu và lưu thông cùng máu đi khắp cơ thể. Rất nhiều cơ quan trong cơ thể cần sử dụng lipid máu, các quá trình tổng hợp hormone hay các hoạt động sống của cơ thể cũng vậy.
Do vậy, lipid máu không phải là xấu, nhưng tình trạng rối loạn lipid máu nghĩa là sự mất cân bằng giữa cholesterol xấu và cholesterol tốt mới gây ra nhiều hệ lụy sức khỏe. Cholesterol trong máu đến từ 2 nguồn, một là từ cơ thể tự tổng hợp ra (chiếm khoảng 75%), còn lại do cơ thể hấp thu từ thức ăn hàng ngày.
Ngoài cholesterol xấu và cholesterol tốt hay còn gọi là HDL- Choles và LDL- Choles, lipid máu còn thành phần khác là chất béo trung tính triglyceride nhưng ít gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Rối loạn lipid máu là khi cholesterol trong máu tăng cao, còn cholesterol tốt giảm xuống, khiến chất béo tích tụ gây xơ vữa động mạch, thu hẹp lòng động mạch và từ đó giảm lưu lượng máu lưu thông.
Theo thời gian, xơ vữa động mạch hình thành ngày càng lớn, mảng xơ vữa có thể vỡ ra di chuyển trong dòng máu, kết dính với các tế bào hình thành cục máu đông. Cục máu đông này có thể bị tắc nghẽn tại một mạch máu kích thước nhỏ nào đó, dẫn đến máu không lưu thông được và gây nguy hiểm cho tim mạch.
Theo thống kê trên thế giới mỗi năm, có khoảng 17 triệu người chết do các bệnh tim mạch, đa số trong đó có liên quan đến xơ vữa động mạch do rối loạn lipid máu kết hợp cùng nhiều yếu tố bệnh lý khác. Nếu phát hiện rối loạn lipid máu sớm và điều trị, kiểm soát bằng cách giảm yếu tố nguy cơ, bạn hoàn toàn có thể ngăn ngừa được biến chứng tim mạch có thể xảy ra.
Thực phẩm cải thiện tình trạng hạ lipid máu
Đậu đen
Các axit béo không bão hòa chứa trong đậu đen có thể thúc đẩy quá trình chuyển hóa cholesterol, hạ lipid máu, ngăn ngừa các bệnh tim mạch. Bên cạnh đó, hàm lượng chất xơ cao trong đậu đen có thể thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón, vì vậy nó là một thực phẩm giảm cân tốt.
Ăn đậu đen cả vỏ có thể cải thiện các triệu chứng thiếu máu, ngoài ra còn có tác dụng chữa bệnh phong thấp, chống lão hóa .
Gạo đen
Y học hiện đại đã khẳng định gạo đen có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn máu, dưỡng gan, cải thiện thị lực. Ăn gạo đen thường xuyên có lợi để ngăn ngừa hoa mắt, chóng mặt, thiếu máu, tóc bạc trắng, bệnh về mắt,...
Hầu hết các muối vô cơ như mangan, kẽm và đồng có trong gạo đen cao hơn gạo thông thường từ 1 đến 3 lần. Nó cũng chứa các thành phần đặc biệt như vitamin C, chất diệp lục, anthocyanin, caroten và glycoside tim mà gạo tẻ thiếu. Ăn nhiều gạo đen có tác dụng khai vị, tăng sinh lực cho lá lách và làm ấm gan, cải thiện thị lực và kích hoạt lưu thông máu.
Vừng đen
Hàm lượng cao vitamin E trong vừng đen không chỉ có thể trì hoãn quá trình lão hóa tế bào và kéo dài tuổi thọ của tế bào mà còn giúp giảm nếp nhăn trên khuôn mặt, loại bỏ cặn bẩn trên mạch máu, thúc đẩy chuyển hóa cholesterol, có tác dụng kéo dài tuổi thọ.
Hạt vừng đen chứa nhiều chất béo và protein, cũng như các chất dinh dưỡng như carbohydrate, vitamin A, vitamin E, lecithin, canxi, sắt và crom.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bị thách cưới căn chung cư, mẹ chồng tương lai "gật đầu nhẹ", nhưng ngày mang sổ đỏ tới, bất ngờ cú chốt gây sốc!
Tử vi ngày 23/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Tý tài lộc dồi dào, tuổi Thân đối diện thử thách lớn
Bí mật động trời sau vẻ tử tế của mẹ chồng: Nàng dâu sốc ngã quỵ khi sự thật phơi bày
Bán sạch của vàng cưới để lo viện phí cho bố chồng nhưng bố chỉ di chúc cho 35 triệu. Ngày ra ngân hàng, nghe đọc số tiền thực nhận mà tôi run rẩy
Chăm sóc mẹ chồng suốt 13 năm nhưng không có tên trong di chúc: Sau khi bà mất 5 ngày, tôi được yêu cầu đến ngân hàng
Nam du học sinh từ chối ở nhà trọ, sẵn sàng bay quãng đường 9000km về nhà với chi phí 38 triệu/tuần