Đời sống

Thực phẩm người bị bệnh gout không nên ăn

Người bị bệnh gout nên thực hiện chế độ ăn kiêng dưới đây thì với có thể giảm đau đớn.

7 thực phẩm không thể thiếu trong thực đơn giảm cân / Không muốn hại sức khỏe thì dừng ăn thực phẩm này ngay hôm nay

Hải sản

Thực phẩm người bị bệnh gút không nên ăn
Ảnh minh họa.

Hải sản không tốt cho những bệnh nhân gout vì nó có chứa nhiều purine, purine được chuyển hóa thành axit uric trong máu. Nếu bạn không bị bệnh gout cũng không nên ăn quá nhiều hải sản, bác sĩ khuyên không nên ăn quá 4 - 6 bữa một tuần.

Thịt

Thịt ngỗng, thịt gà tây chứa hàm lượng purin cao nên người bệnh gút ăn càng ít thì càng tốt. Thay vào đó nên chọn thịt trắng như gà, vịt.

Đồ uống có gas hoặc nước trái cây công nghiệp

Những bệnh nhân gout không nên uống những loại nước có siro bắp hoặc đường fructose, nước ngọt có gas và nước trái cây đóng chai công nghiệp. Những loại đồ uống này chứa nhiều chất làm ngọt nhân tạo, tăng axit uric. Những phụ nữ thường xuyên uống những loại trên cũng sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout.

 

Gan

Gan, thận, lá lách nằm trong danh sách những thực phẩm cấm với bệnh nhân gout. Nói cách khác là tránh ăn thịt nội tạng của bò, cừu… Những loại thịt này không tốt cho sức khỏe của mọi người, đặc biệt là bệnh nhân gout.

Rau

Các loại rau có hàm lượng purin cao là cải bó xôi, súp lơ, măng tây, nấm… không có lợi cho người mắc bệnh gout.

Bia

 

Đây là đồ uống được xem là “cấm” đối với bệnh nhân gout, do nó làm tăng hàm lượng acid uric và cản trở quá trình đào thải chất này ra khỏi cơ thể.

Thức uống chứa đường

Nước hoa quả, nước tăng lực… là đồ uống có lượng đường fructose cao và kích thích cơ thể sản xuất acid uric. Do đó, nguy cơ bạn bị gout hay cơn gút cấp tái phát cũng tăng lên.

Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn trong bệnh gout

- Sử dụng thức ăn ít chứa nhân purin như ngũ cốc, các loại hạt, bơ, mỡ, đường, trứng, sữa, phomat, rau quả. Hạn chế thức ăn chứa nhiều axít uric như: thịt, cá, hải sản, gia cầm, óc, gan, bầu dục, đậu đỗ.

 

- Tuyệt đối không uống rượu, bia, cà phê, chè vì nó làm giảm khả năng bài xuất axit uric qua thận hậu quả là làm tăng lactat máu.

- Duy trì cân nặng ở mức độ hợp lý, nếu người thừa cân và béo phì không nên giảm cân quá nhanh mà nên giảm cân từ từ.

- Tăng cường đào thải axit uric qua thận bằng uống nhiều nước, không ăn thức ăn có vị chua (quả chua, dưa chua, cà muối...).

- Không uống: rượu, bia, cà phê, chè.

- Không ăn uống thực phẩm (rau quả) có vị chua vì làm tăng axít máu.

 

- Không ăn phủ tạng động vật, nước luộc thịt, nước sườn, cá hộp, thịt hộp.

- Không ăn chế phẩm có cacao, chocolate.

Các thực phẩm nên ăn:

- Uống đủ nước: 2-2,5 lít/ngày, nên uống nước khoáng, nước rau.

- Sữa, rau xanh, quả chín, ngũ cốc (gạo, ngô, khoai…) có thể sử dụng với tỉ lệ nhiều hơn bình thường một chút.

 

- Giảm lượng đạm trong khẩu phần: tổng lượng thịt hoặc cá… (đạm động vật, đậu đỗ khoảng 150 g/ngày.

Nên ăn đa dạng các loại thực phẩm để bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết.

Cách tính các thực phẩm tương đương như sau:

Lượng đạm trong 100 g thịt = 180 g đậu phụ = 70 g lạc hạt = 100 g cá = 100 g tôm.

Thực đơn mẫu cho bệnh nhân bị gout cấp tính:

 

Tổng năng lượng đưa vào: 1.600 kcal/ngày, cho người nặng 50 kg.

Đạm (protein): 10% tổng năng lượng = 40 g = 160 kcal.

Đường bột: 75% tổng năng lượng = 300 g = 1.200 kcal.

Chất béo: 15% tổng năng lượng = 27g = 240 kcal.

Rau quả ăn tùy ý (nhưng không ăn loại rau quả có vị chua - như cà muối).

 

Thực đơn cho bệnh nhân gout mạn tính: như chế độ ăn thông thường nhưng cần lựa chọn thức ăn: hạn chế thức ăn nhiều purin, protein không quá 1 g/kg cân nặng. Như vậy, đạm động vật và đậu đỗ không nên quá 100 g/ngày.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm