Đời sống

Top 10 bệnh viện tốt nhất thế giới năm 2020

Tạp chí uy tín thế giới Newsweek vừa phối hợp với Công ty Statista chuyên nghiên cứu thị trường và dữ liệu người tiêu dùng toàn cầu công bố bảng xếp hạng các bệnh viện tốt nhất thế giới năm 2020.

Top 10 giá trị dinh dưỡng không ngờ của gạo lứt / Top 10 sai lầm khi sơ cứu vết thương khiến tình trạng nạn nhân thêm tồi tệ, nguy hiểm đến tính mạng

1. Mayo Clinic (Mỹ)

Bệnh viện Mayo Clinic.

Bệnh viện Mayo Clinic.

Mayo Clinic được thành lập từ năm 1889, là trung tâm y tế học thuật, tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại Rochester, Minnesota (Mỹ).

Với hơn 4.800 bác sĩ, các nhà khoa học và trên 4.000 nhân viên nghiên cứu toàn thời gian, Mayo Clinic luôn tiên phong trong nghiên cứu y khoa, cam kết tìm ra câu trả lời cho các tình huống y tế khó khăn nhất.

Mới đây, cơ sở này đã công bố một số sáng kiến ​​mới về ung thư. Nơi đây được xếp hạng là bệnh viện số 1 ở Mỹ và số 1 về nhiều chuyên khoa hơn bất kỳ bệnh viện nào khác của Mỹ.

2. Cleveland Clinic (Mỹ)

 

Được thành lập vào năm 1921, phương châm của Cleveland Clinic là "Chăm sóc bệnh nhân như người nhà". Đâylà một trung tâm y tế học thuật đa khoa, phi lợi nhuận, vừa chăm sóc bệnh nhân, vừa triển khai nghiên cứu và đào tạo y khoa. Nơi đây có những đột phá y tế và cấy ghép nội tạng, bao gồm cả ca ghép mặt đầu tiên ở Mỹ.

Hệ thống y tế của Cleveland bao gồm 18 cơ sở trên nước Mỹ, với gần 6.000 giường bệnh.

3. Bệnh viện Đa khoa Massachusetts (Mỹ)

Với bề dày lịch sử trên 200 năm, Bệnh viện Đa khoa Massachusetts được coi là nguyên bản lớn nhất của Trường Đại học Y Harvard (Mỹ). Bệnh viện được biết đến với nhiều công trình nghiên cứu tiên tiến, với ngân sách hàng năm hơn 850 triệu USD dànhcho nghiên cứu và hơn 1.200 thử nghiệm lâm sàng.

Nhờ đó, bệnh viện này cónhiều đề tài nghiên cứu được đăngtrên các tạp chí y khoa uy tín, như về mối liên hệ giữa thời gianngủ và béo phì của thiếu niên, gắn các hạt laser vào tế bào các khối u để tìm hướng điều trị.

 

4. Bệnh viện Đa khoa Toronto (Canada)

Hoạt động từ năm 1819, Bệnh viện Đa khoa Toronto là bệnh viện hàng đầu về chăm sóc tim mạch, ghép tạng... Nơi đâyđã tập trung vào các liệu pháp mới để điều trị rối loạn nội tiết và tự miễn kể từ khi insulin được phát triển.

Từ năm 1922, bệnh viện đưa bệnh tiểu đường vào nghiên cứu điều trị. Năm 2019, bệnh viện thử nghiệm thành công trong việc sử dụng robot để phẫu thuật não trên một bệnh nhân còn sống.

5. Đại học Y khoa Charité Berlin (Đức)

Đây là nơi thử nghiệm và phát triển chẩn đoán đầu tiên để xác định virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19. Hơn một nửa số người đoạt giải Nobel về sinh lý học hoặc y học đang làm việc tại đây.

 

Bệnh viện được thành lập vào năm 1710 khi bệnh dịch hạch bùng phát tại Berlin. Các nhà nghiên cứu ởCharité luôn đi đầu trong việc xác định và điều trị các bệnh truyền nhiễm như Zika, SARS và MERS.

6. Bệnh viện Johns Hopkins (Mỹ)

Bệnh viện Johns Hopkins là cơ sở y tếđầu tiên ở Mỹ thực hiện phẫu thuật xác định lại giới tính từ nam sang nữ.

Được thành lập năm 1889 tại Baltimore, bệnh viện không chỉ là cơ sở giảng dạy, nghiên cứu hàng đầu, mà còn là trung tâm trong lịch sử và phát triển của giáo dục y tế ở Mỹ.

William Osler, một trong những bác sĩ sáng lập bệnh viện, đã phát minh ra ý tưởng cư trú y tế, đưa sinh viên ra khỏi giảng đường và xông vào thực tế để chăm sóc bệnh nhân. Ngày nay, Johns Hopkins có 1.162 giường và hơn 2.400 bác sĩ.

 

7. Đại học Spital Zurich (Thụy Sĩ)

Đây là bệnh viện đầu tiên ở Zurich (Thụy Sĩ), được thành lập vào năm 1204.

Vào năm 1977, một bác sĩ ở đây đã khôi phục thành công lưu lượng máu bình thường đến các động mạch vành bị hẹp bằng ống thông bóng. Ngày nay, biện pháp này được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới.

Bệnh viện có 980 giường, với 1.500 bác sĩ và nhà khoa học, giúp điều trị cho hơn 42.000 bệnh nhân nội trú và có hơn 500.000 lượt khám ngoại trú mỗi năm.

8. Bệnh viện Đa khoa Singapore (Singapore)

 

Bệnh viện lâu đời nhất tại Singapore cũnglà trung tâm ung thư đa ngành duy nhất của Đông Nam Á, với hơn 40 chuyên ngành lâm sàng.

Bệnh viện được thành lập vào năm 1821, có hơn 10.000 bác sĩ, y tá và điều trị hơn 1 triệu bệnh nhân mỗi năm. Năm 2010, đây là bệnh viện đầu tiên ở châu Á nhận được chỉ định Magnet cho điều dưỡng xuất sắc từ Trung tâm Kiểm tra y tá Hoa Kỳ.

9. Trung tâm Ytế Sheba (Israel)

Trung tâm Ytế Sheba tại Tel Hashomer, gần Tel Aviv, đóng vai trò là bệnh viện đào tạo liên kết đại học và nghiên cứu quốc gia của Israel.

Nó được thành lập vào năm 1948 và là bệnh viện quân đội đầu tiên của đất nước Israel. Phục vụ hơn 1,6 triệu bệnh nhân mỗi năm, bao gồm bệnh viện chăm sóc cấp tính, bệnh viện phục hồi chức năng, bệnh viện phụ nữ, bệnh viện trẻ em, phòng khám rối loạn ăn uống, phòng khám rối loạn căng thẳng sau chấn thương cho binh lính và một phòng khám ngoại trú.

 

Các chuyên ngành nghiên cứu của bệnh viện bao gồm tim mạch, ung thư, bệnh não, sản khoa và phụ khoa, di truyền và giáo dục y tế.

10. Bệnh viện Đại học Karolinska (Thụy Điển)

Bệnh viện với khoảng 15.000 nhân viên và 1.340 giường,liên kết với Viện Karolinska, được thành lập vào năm 1810 bởi vua Karl XIII.

Đây là một trường học dành cho các bác sĩ phẫu thuật quân sự, đưa ra báo động về tỷ lệ tử vong trong các bệnh viện quân đội.

Ngày nay, bệnh viện này là một trong những trường y tế lớn nhất và uy tín nhất trên thế giới. Cơ sở này kết hợp hai bệnh viện nhi với các chuyên ngành về y học sinh sản, y khoa thai nhi, phẫu thuật, tiết niệu và phẫu thuật thần kinh. Đây là thành viên của 18 mạng lưới y khoa trên khắp châu Âu tập trung vào các bệnh hiếm gặp.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm