Top thực phẩm mẹ nên loại bỏ khỏi menu ăn dặm của bé
Thực đơn cơm chiều: Canh tiết heo, sườn non kho tiêu, thịt bò xào hoa thiên lý / Thực đơn cơm chiều: 3 món đơn giản mà cực ngon
Đường
Khi còn nhỏ các mẹ nên hạn chế cho bé ăn đường vì bé có thể dễ nguy cơ bị sâu răng và gặp các vấn đề về răng miệng vì vậykhông nên cho đường vào thức ăn dặm của trẻ dưới 1 tuổi. Mẹ cũng nên tránh cho bé ăn đồ ăn nhiều đường như bánh bích quy, nước ép trái cây, kem...Ngoài ra, cho trẻ ăn đường dễ gây cảm giác ngang dạ, không thèm ăn khi ăn bữa chính.
Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)
Muối
Với trẻ còn nhỏ nếu muối đi vào cơ thể bé sớm có thể làm thận của bé phải hoạt động quá tải. Bé phải ăn đồ nhiều muối lúc nhỏ sẽ có thói quen ăn mặn khi lớn lên, dễ đối mặt với nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp, tim mạch. Do vậy mẹ nên nhớ không bao giờ được cho muối vào thức ăn dặm của bé tránh các loại thức ăn chứa nhiều muối như xúc xích, thịt xông khói, ruốc mặn cho đến khi bé trên 12 tháng tuổi.
Các loại đậu, hạt
Trẻ có thể bị hóc, ngay cả khi các loại đậu này đã được giã nhỏ. Nên tránh các loại đậu cứng cho đến khi trẻ đã có thể nhai nuốt thực phẩm đúng cách. Đồng thời cần chú ý xem trẻ có bị dị ứng đậu hay không, đặc biệt nếu gia đình có tiền sử dị ứng.
Lòng trắng trứng
Thực phẩm này chứa nhiều vitamin, protein và các khoáng chất có lợi khác. Tuy nhiên, bạn hãy hạn chế cho bé ăn quá nhiều trứng. Theo các bác sĩ của AAP, lòng trắng trứng có thể khiến trẻ nhỏ bị kích ứng, phát ban, thậm chí kích hoạt hệ tiêu hóa và dẫn đếntiêu chảy.
Hải sản, động vật có vỏ, động vật giáp xác
Hải sản, đặc biệt là tôm, cua… rất dễ gây dị ứng cho trẻ sơ sinh. Để an toàn, mẹ nên cho bé ăn khi 12 tháng tuổi trở lên. Một số loại cá biển như cá ngừ, cá mập, cá thu có hàm lượng thủy ngân cao cũng không tốt cho sức khỏe của bé.
Sữa bò và sữa đậu nành
Thực phẩm này chứa nhiều protein. Đối với trẻ nhỏ, việc nạp một lượng lớn protein sẽ không tốt cho thận.
Mật ong
Đa phần các bà mẹ khi nuôi con đều nghĩ mật ong rất an toàn với trẻ nhỏ và các mẹ thường dùng khi bé bị tưa lưỡi hay bị ho. Nhưng mật ong có thể nguy hiểm cho trẻ dưới 12 tháng tuổi nếu chứa bào tử clostridium botulinum - thủ phạm gây một chứng ngộ độc thực phẩm rất nguy hiểm. Bởi đường ruột của trẻ nhỏ chưa phát triển đủ để ngăn chặn sự phát triển của các bào tử này.
Rau sống
Thực phẩm này có chứa hàm lượng nitrat cao, trẻ dưới 1 tuổi nên tránh ăn rau sống và các thức ăn có mùi vị tánh. Thêm vào đó, ăn rau sống cũng có thể khiến trẻ bị nghẹn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bí quyết để cây trầu bà mọc lá xanh mướt: Cho cây uống 2 loại “nước” rẻ tiền mà nhà nào cũng có sẵn
Chồng nhất quyết không đồng ý biếu Tết ông bà ngoại 5 triệu, tôi quăng luôn tập tiền, tuyên bố với chồng luôn 1 điều “xanh rờn”
Đằng sau việc nhà hàng phục vụ lạc rang trước bữa ăn: Lý do thật sự chắc chắn sẽ khiến bạn phải trầm trồ
Tử vi ngày 9/1/2025 của 12 con giáp: Tuổi Dậu đắc tài, tuổi Sửu cần cẩn trọng
Lời dạy Quỷ Cốc Tử rằng trước khi vận rủi ập đến, con người sẽ gặp 4 điềm báo này, cần nhạy bén để nhận ra và hóa giải nó
Tục ngữ có câu: “Bước vào tháng mười hai âm lịch, đừng hỏi ai năm điều này', điều cấm kỵ dân gian có chính đáng không?