Trạm y tế xã, phường sau sắp xếp đơn vị hành chính sẽ hoạt động ra sao?
Chọn dưa chuột: Đừng vội tin quả còn hoa, mẹo nhỏ để tránh mua phải dưa phun thuốc / Khi mua chuối, hãy tránh 3 dấu hiệu này nếu không muốn rước bệnh vào người
Mới đây, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã chính thức lên tiếng, cho biết Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 74/NQ-CP, đặt ra Kế hoạch thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp.
Cốt lõi của kế hoạch lần này là tổ chức triển khai thật nghiêm túc, hiệu quả các Kết luận 127-KL/TW, 130-KL/TW, 137-KL/TW và Công văn 43-CV/BCĐ. Mục tiêu không chỉ để đảm bảo sự đồng bộ về nhận thức và hành động của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong hệ thống chính trị từ trung ương tới địa phương, mà còn để tạo ra sự đồng thuận và ủng hộ rộng rãi từ phía nhân dân. Đồng thời, kế hoạch cũng vạch rõ từng bước cần làm, lộ trình cụ thể theo từng giai đoạn để mọi việc triển khai "vào guồng" một cách phù hợp thực tế và hiệu quả nhất.
Ảnh minh họa.
Trong khuôn khổ này, Bộ Y tế đã gấp rút xây dựng dự thảo chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức mới cho hệ thống y tế cơ sở khi chuyển sang mô hình chính quyền hai cấp. Hiện tại, dự thảo hướng dẫn về vị trí việc làm, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức hệ thống y tế cấp xã, phường đang được lấy ý kiến rộng rãi từ các đơn vị y tế trong cả nước. Phương châm rõ ràng: tinh gọn, nâng cao chất lượng và vận hành hiệu quả.
Cụ thể, theo bản dự thảo, trạm y tế xã, phường sẽ tiếp tục được duy trì hoặc thành lập mới. Đây sẽ là đơn vị sự nghiệp công lập chuyên cung cấp các dịch vụ y tế thuộc phạm vi quản lý ngành trên địa bàn xã, phường. Trạm y tế xã, phường sẽ trực thuộc UBND cấp xã, phường hoặc trực thuộc Sở Y tế, tùy theo từng địa phương. Quan trọng hơn, trạm sẽ có tư cách pháp nhân đầy đủ: có trụ sở riêng, có con dấu riêng, tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước và ngân hàng theo quy định pháp luật.
Mỗi xã, phường sau sắp xếp đều phải có ít nhất một trạm y tế, số lượng cụ thể sẽ căn cứ vào quy mô dân số, diện tích địa lý và điều kiện kinh tế - xã hội từng nơi. Về mặt chức năng, trạm y tế xã, phường sẽ thực hiện đủ combo nhiệm vụ như phòng bệnh, khám chữa bệnh ban đầu, phục hồi chức năng, chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em, người cao tuổi, bảo đảm an toàn thực phẩm, cấp phát thuốc, vaccine, thiết bị y tế cơ bản và còn tham gia vào các hoạt động dân số, bảo trợ xã hội theo yêu cầu.
Về bộ máy lãnh đạo, mỗi trạm sẽ có 1 Trưởng trạm và 1 Phó Trưởng trạm. Các quy trình như bổ nhiệm, điều động, miễn nhiệm đều thực hiện theo đúng quy định pháp luật và sự phân cấp quản lý của tỉnh, thành phố.
Danh sách vị trí việc làm trong trạm y tế xã, phường cũng rất rõ ràng: từ bác sĩ, y sĩ đa khoa (2-3 người) cho đến nhân viên công tác xã hội, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên y, cán bộ dược – thiết bị y tế, và cả nhân viên hành chính – văn phòng. Số lượng người làm việc tại mỗi trạm sẽ căn cứ vào vị trí việc làm được phê duyệt và được xây dựng kế hoạch hằng năm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Nguồn tài chính để trạm y tế xã, phường "chạy ngon nghẻ" sẽ đến từ ngân sách nhà nước, nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp, viện trợ, hỗ trợ, tài trợ và các khoản thu khác hợp pháp nếu có.
Như vậy, sau khi sắp xếp lại đơn vị hành chính, trạm y tế xã, phường không chỉ tiếp tục tồn tại mà còn được "nâng cấp" với mô hình chuyên nghiệp hơn, linh hoạt hơn để phục vụ người dân tốt nhất.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất

Trạm y tế xã, phường sau sắp xếp đơn vị hành chính sẽ hoạt động ra sao?
Ai đủ điều kiện mua nhà ở xã hội? Không biết thì vuột mất ‘cơ hội vàng’
Cơ thể sẽ ra sao nếu bạn ngừng ăn cơm 1 tháng?
Uống nước mía mỗi ngày: Cơ thể bạn sẽ thay đổi ra sao?
Cơ thể sẽ thay đổi thế nào nếu bạn uống nước ép cần tây mỗi ngày? Thời điểm lý tưởng và những điều cần lưu ý
Chuyện gì xảy ra với cơ thể nếu bạn ngừng ăn muối hoàn toàn?