Trẻ bị tiêu chảy nên bù nước thế nào?
2 thực phẩm tuyệt đối không ăn chung với trứng kẻo tiêu chảy, đau bụng, hình thành sỏi thận / Bị tiêu chảy nên ăn gì để mau khỏi bệnh?
Trẻ bị tiêu chảy do những nguyên nhân nào?
Rotavirus là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng trẻ bị tiêu chảy. Nguồn ảnh: Internet
Tiêu chảy ở trẻ do rất nhiều nguyên nhân gây ra, cụ thể là:
Rotavirus là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng trẻbị tiêu chảy, chiếm 40% các trường hợp trẻ bị bệnh. Bệnh xuất hiện chủ yếu vào mùa đông, thời gian ủ bệnh từ 12 giờ - 5 ngày, kéo dài 3 ngày lên đến 1 tuần.
Do nhiễm vi khuẩn Coli, lỵ trực trùng, dịch tả,…
Bé bị Tiêu chảy cũng có thể do nhiễm ký sinh trùng qua thức ăn hoặc nước uống.
Do trẻ bị dị ứng với protein có trong thực phẩm, các loại thịt, cá, sữa,…
Nguyên nhân khác là do trẻ mắc một bệnh liên quan đến đường ruột, chẳng hạn như viêm ruột, tắc ruột, viêm ruột thừa,…
Chế độ ăn của trẻ không hợp lý: ăn quá nhiều thức ăn, thực phẩm chưa được nấu chín hay chế biến không sạch sẽ,…
Ngộ độc thực phẩm là nguyên nhân bé bị tiêu chảy không thể không kể đến, thậm chí là tiêu chảy cấp với các biểu hiện như nôn ói, đi ngoài nhiều nên các bậc cha mẹ cần phải hết sức lưu ý.
Bù nước cho trẻ như thế nào?
Hậu quả của tiêu chảy cấp là mất nước và điện giải, trường hợp nặng có thể gây tử vong. Do đó, dinh dưỡng cho bệnh nhân tiêu chảy có vai trò rất quan trọng góp phần rút ngắn quá trình điều trị.
Trẻ bị tiêu chảy cần có chế độ ăn uống hợp lý để cung cấp đầy đủ năng lượng cho cơ thể mà không gây tổn thương lên hệ tiêu hóa. Ưu tiên hàng đầu là bù nước và chất điện giải, cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Tốt nhất là cho trẻ uống dung dịch bù nước và điện giải (oresol) pha và sử dụng theo đúng hướng dẫn.
Về thức ăn, nên chọn thực phẩm giàu dinh dưỡng, chế biến dưới dạng lỏng, mềm, dễ tiêu như các loại cháo, súp… để trẻ dễ tiêu hóa và dễ hấp thu. Bổ sung thêm sữa chua vào chế độ ăn của trẻ.
Lưu ý: Cho trẻ uống nước hoặc oresol từng ngụm nhỏ, ít một, thường xuyên sau mỗi lần trẻ bị nôn hoặc tiêu chảy. Uống nhiều nước một lúc sẽ càng làm dạ dày khó chịu, gây buồn nôn. Chia nhỏ bữa ăn thành 5-6 bữa trong ngày. Trẻ ăn ít một sẽ dễ ăn, hạn chế nôn trớ và hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.
Nên cho trẻ ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa trong giai đoạn bệnh và cho ăn trở lại bình thường và ăn nhiều hơn khi trẻ hồi phục. Nếu trẻ không nôn trớ từ 12-24 giờ thì có thể cho trẻ ăn uống lại bình thường nhưng vẫn cho uống nhiều nước.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Mua ổi nên chọn quả sần sùi hay trơn nhẵn? Thêm một điểm này đảm bảo ổi ngon ngọt, không bị chát
Tuần mới (23-29/12): 4 con giáp rước lộc thần tài, kết thúc năm 2024 đầy rạng rỡ
Nam du học sinh từ chối ở nhà trọ, sẵn sàng bay quãng đường 9000km về nhà với chi phí 38 triệu/tuần
Phát ngại vì mẹ chồng đi ăn cỗ nhà hàng mà gói phần vào túi nilon, ngày tiễn bà về quê, nhìn chiếc làn rách mà tôi bật khóc
Vì sao khách sạn luôn luôn có 4 gối? Chuyên gia 'vạch trần' sai lầm tai hại khi sử dụng
Sau ngày 24/12, 4 con giáp vượng tài chính, liệu bạn có nằm trong danh sách may mắn?