Đời sống

Trẻ có những biểu hiện này khả năng đã bị sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là một trong 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em. Vì vậy cần nhiệt biết, phát hiện trẻ bị sốt xuất huyết sớm để được khám và điều trị kịp thời, tránh biến chứng nặng.

Mách bạn mẹo nấu món đậu phụ sốt cà chua thơm nức mũi, nước sốt sánh mịn, nhìn là mê / Công thức làm gan lợn sốt tỏi thơm ngon, ngửi thôi cũng đã thèm rồi

Nguyên nhân dẫn đến sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là bệnh lây truyền cấp tính do virus gây nên. Bệnh lây lan và gây nhiều biến chứng nguy hiểm như xuất huyết ồ ạt, trụy tim mạch... gây tử vong nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Bệnh sốt xuất huyết ở trẻ thường khởi phát đột ngột và diễn biến qua 3 giai đoạn:

Giai đoạn sốt ban đầu: Trẻ sốt cao đột ngột liên tục từ 38-39 độ. Trẻ bứt rứt, quấy khóc, nôn trớ, chán ăn, buồn nôn, nôn, da sung huyết, nhức đầu, đau cơ, đau khớp, nhức hai hố mắt, có chấm xuất huyết dưới da. Xuất huyết tiêu hóa, nôn ra máu, tiêu ra máu, số lượng bạch cầu giảm, số lượng tiểu cầu bình thường hoặc giảm dần.

dấu hiệu trẻ bị sốt xuất huyết
Biểu hiện ban đầu khi trẻ bị sốt xuất huyết: Trẻ sốt cao đột ngột liên tục từ 38-39 độ. Trẻ bứt rứt, quấy khóc, nôn trớ, chán ăn, buồn nôn, nôn, da sung huyết,...

Giai đoạn nguy hiểm: Thường rơi vào ngày thứ 3-7 của bệnh. Biểu hiện trẻ có thể còn sốt hoặc đã giảm sốt, có thể tràn dịch màng phổi màng bụng, phù nề mi mắt, gan to. Có thể có các biểu hiện như thoát huyết tương.

Nếu thoát huyết tương nhiều sẽ dẫn đến sốc với các biểu hiện: vật vã, bứt rứt, ngủ li bì mê man, lạnh đầu chi, da lạnh ẩm, tiểu ít, xuất hiện các mảng bầm tím, xuất huyết dưới da, mạch nhanh nhỏ, tụt huyết áp hoặc không đo được huyết áp. Xuất huyết ở niêm mạc như chảy máu mũi, lợi; tiểu ra máu...

Không có dấu hiệu xuất huyết nhưng trẻ vẫn dễ bị tử vong nếu bị sốc với những biểu hiện: giảm huyết áp, giảm nhiệt độ, giảm tri giác. Trường hợp nặng có thể bị rối loạn đông máu.

Giai đoạn phục hồi: Sau giai đoạn nguy hiểm 48-72 giờ. Biểu hiện của trẻ: Hết sốt, tình trạng tốt lên, thèm ăn, huyết áp ổn định và tiểu nhiều. Khi xét nghiệm máu thì số lượng tiểu cầu trở về bình thường, số lượng bạch cầu tăng.

Về điều trị bệnh

 

Phần lớn các trường hợp trẻ sốt xuất huyết đều có thể điều trị ngoại trú tại y tế cơ sở và khám lại đầy đủ theo đúng hẹn. Cần chú ý chăm sóc theo chỉ định của bác sĩ, cụ thể như sau:

Nếu bệnh nhân sốt cao trên 39 độ C, uống thuốc hạ nhiệt paracetamol theo chỉ dẫn của bác sĩ, nới lỏng quần áo, lau mát. Chú ý không được uống paracetamol quá liều, không được dùng aspirin (acetyl salicylic acid), analgin, ibuprofen, vì có thể gây xuất huyết, toan máu.

Khuyến khích người bệnh uống nhiều oresol, nước sôi để nguội, nước trái cây (nước dừa, cam, chanh,...) hoặc nước cháo loãng với muối.

Về chế độ ăn, nên cho trẻ ăn thức ăn loãng, dễ tiêu, chia làm nhiều bữa nhỏ. Không nên dùng thực phẩm hoặc thuốc có màu sẫm (tránh trường hợp nhầm lẫn với xuất huyết tiêu hóa).

Cho trẻ nghỉ ngơi tại nhà, hạn chế vận động trong giai đoạn có sốt.

 

Trong trường hợp trẻ không uống được nước do nôn quá nhiều, li bì nhiều, cần đưa đến khám lại tại cơ sở y tế để được hướng dẫn thêm.

Trong quá trình chăm sóc, nếu trẻ có một hoặc nhiều các biểu hiện sau cần đưa ngay đến cơ sở y tế để được theo dõi và điều trị kịp thời: vật vã, lừ đừ, đau bụng vùng gan có xu hướng tăng; da sung huyết nhưng chân tay lạnh; nôn có xu hướng tăng đột ngột; chảy máu tiêu hóa đột ngột; tiểu ít.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm