Trẻ sơ sinh có nên uống nước không? Khi nào trẻ nên uống nước?
3 sai lầm khi chăm sóc trẻ bị tay chân miệng, hầu hết các mẹ đều mắc phải / Bí quyết chăm sóc trẻ trong mùa hè
Thực tế, nước là thành phần rất quan trọng đối với cơ thể con người. Trong khi đó, việc mất nước sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng của trẻ. Thời tiết nắng nóng mùa hè, khi bé mắc các bệnh lý gây ra tình trạng mất nước.
Tuy nhiên, trong giai đoạn trẻ sơ sinh thì thận của bé vẫn chưa phát triển một cách hoàn thiện. Vì vậy, nếu cho bé uống nước không đúng cách có thể gây ra nhiều vấn đề sức khoẻ nguy hiểm cho bé.
1. Trẻ sơ sinh có nên uống nước không?Với nhiều nghiên cứu, các bác sĩ chuyên khoa nhi cho biết rằng, trẻ dưới 6 tháng tuổi và bé được cho bú sữa mẹ hoàn toàn thì không nên cho trẻ uống nước ngay cả khi trời nắng nóng.
- Đối với trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn:
Bản chất, có tới 88% thành phần trong sữa mẹ là nước. Và lượng nước được cung cấp từ sữa mẹ cho bé đã có thể đáp ứng đủ nhu cầu cơ thể của bé. Vì vậy, việc cho em bé dưới 6 tháng tuổi uống thêm nước là một việc không cần thiết.
Thậm chí, trẻ dưới 6 tháng tuổi nếu uống nước còn có thể gây ra một vài vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khi thận của em bé lúc này chưa được hoàn thiện.
- Khi trẻ uống sữa công thức:
Những em bé uống sữa công thức thì mẹ cần lưu ý, thỉnh thoảng nên cho em bé uống thêm một ít nước. Do trong lượng sữa công thức thường có chứa nhiều muối hơn. Vì vậy, việc cho trẻ uống thêm một ít nước còn đem lại hiệu quả trong việc giúp bé bài tiết dễ dàng hơn.
Trẻ dưới 6 tháng tuổi và bé được cho bú sữa mẹ hoàn toàn thì không nên cho trẻ uống nước ngay cả khi trời nắng nóng - Ảnh Internet
Đồng thời, quá trình trao đổi chất của bé khi uống sữa công thức cũng diễn ra một cách chậm hơn so với trẻ uống sữa mẹ. Nên việc bé uống sữa công thức cũng khiến bé có nhu cầu cần được bổ sung nước nhiều hơn so với các bé bú sữa mẹ hoàn toàn.
Lưu ý, đối với trường hợp trẻ sơ sinh bị táo bón, kèm theo sốt hoặc nhiệt độ thời tiết quá nắng nóng. Mẹ có thể bù nước cho bé bằng cách cho bé uống vài thìa nước nhỏ được đun sôi và để nguội. Tuy nhiên, không cho bé uống nhiều nước và phụ huynh trong quá trình chăm sóc con nhỏ cần luôn hỏi ý kiến của bác sĩ để nhận lời khuyên và hướng dẫn cụ thể.
2. Tại sao trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi không nên cho uống nước?Rất nhiều mẹ sẽ cảm thấy ngạc nhiên vì cơ thể con người chứa tới 70% là nước và người lớn cần uống đến 2 lít nước mỗi ngày. Vậy tại sao trẻ dưới 6 tháng tuổi không nên uống nước?
Đối với người lớn, uống đủ nước quan trọng và thậm chí khi uống ít nước còn có thể đe dọa tới tính mạng.
Tuy nhiên, trẻ dưới 6 tháng tuổi không nên uống nước vì chức năng thận của bé chưa hoàn chỉnh. Việc uống nước sẽ gây hại cho sức khỏe bé. Ngoài ra, còn ảnh hưởng đến một vài vấn đề cụ thể như sau:
Phụ huynh, đặc biệt sống chung với người lớn tuổi thường có quan niệm cho bé uống nước không gây ảnh hưởng tới sức khỏe vì nước lành tính. Tuy nhiên, đây là quan niệm sai lầm - Ảnh Internet
- Quá trình hấp thu sữa của bé:
Trong 6 tháng đầu đời, sữa mẹ là nguồn thực phẩm có chứa đầy đủ chất dinh dưỡng cũng như các chất cần thiết cho bé trong đó có bao gồm cả nước.
Vì thế, việc bé uống thêm nước là điều không cần thiết. Thậm chí, uống thêm nước ở bé còn làm cản trở quá trình hấp thu các chất dinh dưỡng có trong sữa mẹ.
Đặc biệt, khi kích thước dạ dày của trẻ sơ sinh rất nhỏ, việc uống thêm nước cũng sẽ làm đầy dạ dày. Đây là hành động khiến bé bị no, bé sẽ không bú sữa mẹ. Theo thời gian, không bú sữa mẹ đầy đủ còn ảnh hưởng tới sức khỏe bé vì bé không được nhận đủ dinh dưỡng và gây ra các ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng, phát triển cơ thể của bé trong thời gian này.
- Trẻ dưới 6 tháng tuổi uống nước làm tăng nguy cơ nhiễm trùng:
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa ra một công bố rằng, trẻ sơ sinh nếu cho uống nước khi bé dưới 6 tháng tuổi là việc làm không nên vì có thể khiến em bé bị nhiễm trùng.
Thực tế, nước dù sạch đến đâu cũng sẽ có thể chứa mầm bệnh. Trong khi hệ miễn dịch của em bé sơ sinh còn non yếu, nếu uống nước chứa mầm bệnh sẽ gây ra tình trạng tiêu chảy và suy dinh dưỡng cao.
Các thống kê cho thấy, nếu cho trẻ uống thêm nước làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy cao hơn từ 2 đến 3 lần so với các trẻ chỉ bú sữa mẹ.
- Nhiễm độc nước ở trẻ sơ sinh:
Uống nước đối với người lớn là việc cần thiết. Nhưng đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi thì uống nước còn có thể gây nhiễm độc nước.
Tuy đây là tình trạng tương đối hiếm gặp. Nhưng nếu phụ huynh cho bé uống nhiều nước còn có thể làm lõng nồng độ natri trong cơ thể trẻ. Khi chỉ số natri này sẽ theo nước mà thoát ra ngoài cơ thể vì thận bé sơ sinh chưa hoàn thiện, điều này dẫn đến tình trạng thiếu hụt natri ở trẻ.
Các triệu chứng có thể xảy ra khi trẻ bị thiếu natri làm ảnh hưởng đến hoạt động não của bé, có thể khiến bé bị động kinh và bị co giật,...
Trong khi đó, việc cho trẻ uống nước còn có thể làm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của trẻ, thậm chí cả sức khỏe của người mẹ - Ảnh Internet
Uống nước ở trẻ sơ sinh không chỉ gây ra ảnh hưởng tới sức khỏe bé mà còn có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ. Một vài vấn đề có thể xảy ra như:
- Trẻ uống nước trước 6 tháng tuổi sẽ tác động đến việc sản xuất sữa mẹ.
3. Cần làm gì khi trẻ bị khát nước?Không phải mẹ nào cũng có thể chịu được khi không cho trẻ uống nước, đặc biệt đối với em bé được sinh vào mùa hè, thời tiết quá nóng bức.
Trẻ bị khát nước, cần lưu ý một vài vấn đề sau:
- Luôn nhớ, sữa mẹ là thức ăn duy nhất mà trẻ dưới 6 tháng tuổi cần. Vì vậy, nếu bé khát nước mẹ có thể cho trẻ bú thêm hoặc cho bé bú trước.
Đối với bé uống sữa công thức, có thể uống thêm một ít nước khi mẹ pha sữa cho bé. Tuy nhiên, cần hỏi ý kiến bác sĩvề thời điểm nên cho bé uống nước cũng như công thức uống và lượng nước mà phụ huynh có thể bổ sung cho bé.
4. Khi nào có thể bổ sung nước cho bé?
Vẫn như đã nói ở trên, trước 6 tháng tuổi bé không nên uống nước trừ một vài trường hợp có chỉ định từ bác sĩ. Khi bé đã lớn hơn 6 tháng tuổi, mẹ có thể cho bé bổ sung nước nhưng vẫn cần lưu ý một vài vấn đề có liên quan để không gây ảnh hưởng tới sức khỏe bé như sau:
Chăm sóc trẻ nhỏ đúng cách, mẹ chỉ nên bổ sung cho trẻ nước khi em bé đã trên 6 tháng tuổi và bắt đầu quá trình ăn dặm - Ảnh Internet
- Cho bé uống nước khi bé bắt đầu ăn dặm:
Thời điểm này cần thiết, việc uống nước khi bé bắt đầu ăn dặm sẽ giúp bé ngăn ngừa tình trạng táo bón. Ngoài ra, mẹ vẫn nên cho bé tiếp tục bú sữa mẹ sau khi bước qua giai đoạn ăn dặm vì sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng tốt cho sức khỏe bé.
- Hướng dẫn cho bé uống nước đúng cách:
Mẹ cần cho bé uống nước bằng thìa hoặc đổ nước vào bình và cốc để bé dễ uống.
- Cho bé uống bao nhiêu nước là đủ?
Đối với trẻ từ 4 đến 6 tháng tuổi, mỗi ngày có thể cho bé uống vài ngụm nước nếu cần. Không quá 4 muỗng nước. Khi bé lớn hơn một chút có thể tăng dần lượng nước cho bé uống.
Những trẻ tập uống nước, có thể cho bé uống nước sau mỗi lần ra ngoài về. Sau khi ra chơi. Uống đủ nước mỗi ngày cũng là cách giúp bé tránh xa các vấn đề sức khoẻ.
Các bé không thích uống nước, phụ huynh tuyệt đối không ép bé uống nước. Mẹ nên thử cho bé uống nước vào lần sau.
- Cho bé uống nước theo nhu cầu:
Không nên để bé uống nước trước bữa ăn. Đây là cách làm bé có cảm giác no và còn làm loãng dịch vị, không tốt cho dạ dày, hệ tiêu hóa của bé.
Phụ huynh cần hạn chế cho bé uống nhiều nước trước khi đi ngủ, vì uống nhiều nước ban đêm sẽ khiến bé bị tè dầm nhiều hơn. Điều này còn gây ảnh hưởng tới giấc ngủ của bé.
Những thông tin trong bài viết trên đã cung cấp đủ thông tin cho mẹ trong quá trình chăm sóc bé và hiểu rõ,trẻ sơ sinh có nên uống nước không? Đâu là thời điểm nên cho bé uống nước để bảo vệ sức khỏe bé tốt nhất.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chăm sóc mẹ già suốt 10 năm nhưng không được chia mảnh đất nào, đến lúc đọc kỹ lại di chúc tôi mới òa khóc
Tử vi ngày 22/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Mão công việc thăng hoa, tuổi Tỵ cẩn thận sai lầm
Con gái dắt 3 chú chó Ngao Tạng đi bộ mãi không về, bố đi tìm thấy cảnh tượng dở khóc dở cười
Bố di chúc để lại nhà cùng 2,7 tỷ tiền tiết kiệm cho mẹ kế, chúng tôi kéo nhau gặp luật sư để rồi nhận cái kết sững người
Bị thách cưới căn chung cư, mẹ chồng tương lai "gật đầu nhẹ", nhưng ngày mang sổ đỏ tới, bất ngờ cú chốt gây sốc!
6 con giáp tỏa sáng năm 2025: Lộc lá đầy nhà, thành công rực rỡ