Đời sống

Trên con lợn có 2 bộ phận bổ dưỡng quý như nhân sâm, tổ yến: Ăn nhiều cũng không lo béo phì

Dưới đây là 2 bộ phận của con lợn giá rẻ như cho quý như nhân sâm tổ yến đừng bao giờ bỏ qua.

15 thói quen xấu dễ gây ra nếp nhăn cho da / Những việc nên và không nên làm trong tháng cô hồn

Phần xương đuôi lợn

Ngoài phần xương lưỡi liềm còn có một phần khác của con lợn ít người để ý mua nhưng cũng rất tốt cho sức khỏe đó là đuôi lợn. Nhiều người vì nghĩ đuôi lợn chẳng có thịt nên nhạt nhẽo, không thích mua về ăn nhưng đây cũng là bộ phận quý giá của con lợn.

Đuôi của các loài gia súc đã được dùng từ xưa với công dụng củng cố đốc mạch để chữa nhiều bệnh chủ yếu bổ thận, trị đau lưng, tứ chi mỏi. Trong đó đuôi lợn có tác dụng bổ khí, dưỡng huyết, hỗ trợ chứng thận hư, liệt dương, xuấ‌ּt tin‌ּh sớm,…

19

Ảnh minh họa.

Một số bài thuốc tăng cường sinh lực từ đuôi lợn:

– Đuôi lợn hầm đậu đen: Canh này có công hiệu bổ thận trợ dương, nhuận táo thông tiện thích hợp với chứng thận hư liệt dương, táo bón. Triệu chứng lưng gối mỏi mềm, dương sự bất lực, tính dục giảm, xuấ‌ּt tin‌ּh sớm, di tinh, tiểu tiện trong dài, đại tiện táo kết.

Chuẩn bị: Đuôi lợn khoảng 250g, nhục thung dung 30g, đậu đen 15g, táo đỏ 3 quả.

Cách làm: Đuôi lợn bỏ mỡ, cạo lông, rửa sạch, thái đoạn. Rửa sạch nhục thung dung, đậu đen, táo đỏ (bỏ hạt). Cho toàn bộ nguyên liệu vào nồi, cho vào lượng vừa nước, sau khi dùng lửa to nấu sôi, chuyển sang lửa nhỏ nấu 1 – 2 giờ, nêm gia vị là được.

 

– Đuôi lợn trần bì: Kiện tỳ, bổ thận, ích tinh. Chữa đau lưng, tiểu nhiều, mệt mỏi, ù tai, hoa mắt, di mộng tinh, phụ nữ hiếm muộn, đau dạ dày.

Chuẩn bị: Đuôi lợn 100g, trần bì 1 miếng, hạch đào 10 hạt bỏ vỏ, lạc nhân 10 hạt, muối ăn.

Cách làm: Đuôi lợn làm sạch, chặt từng khúc ngắn. Đun nước sôi rồi thả đuôi lợn, trần bì, hạch đào, lạc đậy kín giảm lửa hầm nhừ, ăn nóng.

canh-tiet-heo-2

Tiết heo

Nếu so sánh thì dinh dưỡng trong tiết lợn rất phong phú, lượng protein trong tiết lợn bình quân chiếm khoảng 74%, tương đương gấp 4 lần so với thịt lợn, 5 lần so với trứng gà và toàn bộ giá trị protein (bao hàm 8 loại axit amin thiết yếu cho cơ thể con người).

 

Mỗi 100g tiết lợn chứa 16g protein, lượng cao hơn cả trong thịt bò và thịt lợn. Tiết lợn là nguồn bổ sung sắt tự nhiên, giúp phòng ngừa các bệnh thiếu sắt trong máu, bệnh tim mạch, tắc mạch ở người cao tuổi, trẻ nhỏ và phụ nữ có thai.

Đồng thời, tiết lợn cũng là nguồn cung cấp vitamin K giúp thúc đẩy máu đông hiệu quả trong những trường hợp cần thiết. Ngoài ra, trong tiết lợn còn chứa hàm lượng nguyên tố vi lượng phong phú, giúp phòng ngừa tế bào ung thư ác tính sinh sản và phát triển.

tiet-heo-0927

Ăn tiết lợn đúng cách

Các bác sĩ cũng khuyến cáo mọi người không nên ăn quá nhiều tiết lợn cùng lúc. Vì tiết lợn giàu chất sắt, trong khi cơ thể con người khó có thể hấp thụ nhiều sắt trong khoảng thời gian ngắn. Thậm chí, nếu lượng sắt quá nhiều có thể dẫn tới ngộ độc. Nếu bị tình trạng này, bạn có thể nôn mửa, đau dạ dày và bị các phản ứng có hại cho sức khỏe.

Các chuyên gia khuyên, bạn chỉ nên ăn tiết lợn một lần một tuần hoặc 2-3 lần trong một tháng. Ngoài ra, bạn cũng nên quan tâm tới việc bổ sung nhiều chất dinh dưỡng khác cho cơ thể.

 

Khi mua và chế biến các món ăn từ tiết lợn, người nội trợ cũng cần chú ý. Thực phẩm phải tươi mới. Khi tiết có màu sắc, mùi khác lạ thì tuyệt đối không nên ăn. Đặc biệt, với những trường hợp lợn bị ốm chết thì kể cả nấu chín, bạn cũng không được ăn tiết lợn.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm