Trị nhiệt miệng hiệu quả chỉ bằng nguyên liệu có trong tủ lạnh
Đêm tân hôn, chị dâu tuyên bố thẳng thừng một câu khiến mẹ tôi giận dữ đuổi cả hai anh chị ra khỏi nhà / 5 loại hoa là 'máy hút tài lộc', cuối năm gia chủ nên bày một lọ trong nhà để thêm sung túc, ấm no
Nhiệt miệng là một vết loét nhỏ, nông, phát triển ở những mô mềm bên trong má hoặc môi, bên dưới lưỡi, trên nướu… Đây không phải là một loại bệnh nặng nhưng gây khó chịu, đau đớn cho trong việc ăn uống và vệ sinh răng.
Nguyên nhân gây ra nhiệt miệng thường là: do ăn thức ăn quá nóng hay vô tình cắn vào miệng khi ăn. Đó là nguyên nhân trực tiếp nhất, ngoài ra còn có các nguyên nhân khác cũng rất phổ biến như: nhiệt miệng do stress, do viêm ruột hay rối loạn miễn dịch, do thiếu vitamin và khoáng chất như vitamin B12, sắt, folate,…
Uống nước cam, chanh trị nhiệt miệng
Lượng vitamin C tự nhiên khá dồi dào có trong hai loại trái cây này, sẽ giúp khỏi nhiệt miệng nhanh chóng. Vitamin C có tác dụng, tăng cường sức đề kháng của cơ thể đồng thời giúp ngăn ngừa sự tấn công của các loại vi khuẩn, virus… gây nên bệnh nhiệt miệng. Việc uống nước cam, chanh, không chỉ ngăn nhiệt miệng mà còn giúp giải độc hiệu quả cho cơ thể.
Súc miệng bằng nước muối loãngMột trong những cách chữa nhiệt miệng hiệu quả là súc miệng bằng nước muối loãng. Khả năng sát khuẩn cao của nước muối, sẽ giúp tiêu diệt các tác nhân gây bệnh nhiệt miệng đồng thời giúp vết thương lành lại. Bạn có thể ngậm nước muối trong vài phút, hay dùng để súc miệng hằng này.
Trị nhiệt miệng bằng nước củ cải
Xắt nhỏ củ cải, cho vào máy xay cùng với một ít nước rồi vắt lấy nước. hòa thêm nước sôi nguội và súc miệng mỗi ngày 3 lần. Thông thường, súc miệng nước củ cải thì chỉ cần 2 ngày là có thể khỏi chỉ nhiệt miệng rồi.
Trị nhiệt miệng bằng nước rau ngót
Chỉ cần lấy lá rau ngót rửa sạch, giã nát hoặc xay. Sau đó ép lấy nước cốt, hòa với một ít mật ong. Lấy bông chấm nước rau ngót rồi chấm vào chỗ bị nhiệt miệng. Tiếp tục làm như vậy khoảng 2-3 lần 1 ngày sẽ thấy ngay hiệu quả. Vết loét dịu đi, không còn đau đớn, khó chịu nữa. Bạn nhớ là chỉ dùng lá rau ngót và không nên pha thêm nước mà để nguyên nước cốt rau ngót thì mới có thể phát huy hết công dụng.
Trị nhiệt miệng bằng đậu đenCách 1: Dùng 20-40 g đậu đen nấu lấy nước uống hàng ngày sẽ giúp làm mát cơ thể, chữa nhiệt miệng, các bệnh lở loét, mụn nhọt.
Cách 2: Đem rang chín hạt đậu đen, sau đó đem nghiền thành bột mịn. Mỗi ngày uống 1-2 cốc bột đậu đen này giúp cơ thể hết mệt mỏi, đồng thời làm giảm bớt các vết nhiệt miệng.
Trị nhiệt miệng bằng vỏ dưa hấuVỏ dưa hấu có tính hàn, chứa nhiều chất dinh dưỡng, thường dùng để chữa các bệnh nóng trong người, nhiệt miệng.
Bạn có thể ăn trực tiếp phần cùi của vỏ dưa hấu. Hoặc sắt nhỏ vỏ dưa rồi rang khô, sau đó sắc lấy nước uống giúp trị viêm, sưng miệng hiệu quả.
Trị nhiệt miệng bằng nước khế
Cách này cũng khá đơn giản nhé. Lấy 2- 3 quả khế, đổ ngập nước sôi vào đun sôi. Bắc ra cho nước nguội thì ngậm và nuốt dần, ngậm nhiều lần trong ngày để có hiệu quả. Các bạn nên lựa chọn loại khế chua để dùng vừa sinh tân dịch nhiều hơn, vừa thanh nhiệt tốt hơn.
Trị nhiệt miệng bằng rau húng chóTheo Đông y, húng chó là loại cây có tính ấm nhưng lại có thể làm mát máu trong cơ thể. Lá húng chó chứa tinh dầu có tác dụng giảm đau hiệu quả, thường được dùng để chữa trị nhiệt miệng.
Cách dùng:Rửa thật sạch vài lá húng chó rồi nhai kĩ, uống thêm vài ngụm nước lọc để cơ thể hấp thụ nhanh hơn. Ngày khoảng 5-6 lần. Sau 3 ngày, cơn đau do nhiệt miệng sẽ giảm bớt.
Trị nhiệt miệng bằng cà chuaSử dụng nước ép cà chua sống, hoặc nhai cà chua là một mẹo trị bệnh nhiệt miệng hiệu quả. Cà chua là loại quả có tình bình, lại có vị chua và có tác dụng thanh nhiệt giải độc giúp bệnh nhiệt miệng mau hết. Đơn giản, bạn có thể ngậm nước ép rồi nuốt dần hoặc nhai cà chua trong miệng, thực hiện cách này từ 3-4 lần mỗi ngày để nhiệt miệng nhanh khỏi nhất.
Trị nhiệt miệng bằng lá nhọ nồi (Cỏ mực)Rửa sạch, chỉ lấy lá rồi giã nát, ép lấy nước cốt, hòa với ít mật ong, dùng bông thấm thuốc bôi vào chỗ sưng đau, lở loét, ngày nên bôi thường xuyên 2 - 3 lần. Cỏ mực tính mát nên thanh nhiệt khá hiệu quả. Màu đen của vị thuốc thuộc thủy, dùng để thanh nhiệt tả hỏa (viêm nhiệt, sưng lở loét, khi kết hợp với mật ong vừa có tính sát trùng, vừa có tính thẩm thấu, hút chất nước ở vết thương khiến cho vi khuẩn, nhất là nấm không có điều kiện phát triển.
Những lưu ý về cách trị nhiệt miệng
Bên cạnh việc trị nhiệt miệng bằng những cách trên đây thì bạn cũng cần phải tuân thủ những điều sau để trị nhiệt miệng tận gốc:
Tránh ăn thực phẩm gây kích ứng miệng như: thức ăn mặn, thực phẩm nhiều dầu mỡ, các loại trái cây có tính axit cao.
Thường xuyên ăn rau xanh và hoa quả để chữa nóng trong.
Vệ sinh răng miệng đúng cách.
Tích cực uống nước.
Súc miệng bằng nước muối 3 lần 1 ngày.
Cơn đau khó chịu sẽ nhanh chóng được đánh bay với nhữngcách trị nhiệt miệngtrên đây. Chúc các bạn thành công.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bấm chuông giữa trưa, mẹ chồng bơ phờ tìm đến xin ở nhờ: Cú sốc gia đình khiến tôi nghẹn lời
10 triệu mỗi tháng gửi về chăm bố mẹ chồng, nhưng ngày về thăm quê, nhìn mâm cơm nghèo nàn, tôi lặng người
Bí mật kinh hoàng sau tờ đăng ký xe máy của mẹ chồng: Cơn ác mộng của một cuộc hôn nhân tưởng như hoàn hảo
Từ ngày 22/11 đến cuối năm: Ba con giáp đón sóng may mắn, tài lộc hanh thông, sự nghiệp thăng tiến
Loài côn trùng nằm dưới hang sâu, được xem như 'lộc trời cho', xưa không ai thèm ăn nhưng nay là đặc sản, giá 200 nghìn đồng/kg
Nhỏ một giọt dầu gió vào quần áo lúc đang ngâm, công dụng bất ngờ mà không loại bột giặt nào có được