Đời sống

Trong hoa đậu biếc có 2 bộ phận chứa độc tố có thể gây ngộ độc, nhiều gia đình vẫn chưa biết để dùng cho đúng

Theo thạc sĩ Lê Thanh Bình (Đại học Dược Hà Nội): Khi dùng hoa đậu biếc để pha trà, làm đẹp nên lưu ý vì cây đậu biếc có 2 bộ phận chứa chất độc đó là: Hạt và rễ.

Mướp là loại quả lành tính nhưng nấu cùng 2 loại thực phẩm này sẽ gây độc / 5 loại rau xuất hiện trong bữa cơm hàng ngày có thể gây độc hại, loại thứ 3 nhà nào cũng thích

Vài năm trở lại đây,hoa đậu biếc ngày càng được nhiều người yêu mến vì những công dụng mà nó đem lại cho cuộc sống. Hoa đậu biếc được mệnh danh là loại hoa "đắt hơn thịt" vì giá thành của nó lên tới 400 nghìn đến 1 triệu đồng/kg.

Đậu biếc còn được gọi là đậu hoa tím, bông biếc, là một loài cây leo, thân thảo, sống nhiều năm, có màu xanh tím, xanh lam đậm... Cây hoa đậu biếc được trồng ở ban công, trồng ở hàng rào hoặc thành giàn hoa trang trí xung quanh nhà. Theo các tài liệu y học cổ truyền, hoa đậu biếc có tác dụng an thần, giảm lo âu, ngừa trầm cảm là do chất tạo nên màu xanh của hoa. Còn theo nghiên cứu của y học hiện đại, hoa đậu biếc có chứa chất chống oxy hóa, từ đó đem lại lợi ích cho làn da, mái tóc, hệ thần kinh...

Theo các tài liệu y học cổ truyền, hoa đậu biếc có tác dụng an thần, giảm lo âu, ngừa trầm cảm...

Dù trà hoa đậu biếc thực sự đem lại nhiều tác dụng cho sức khỏe nhưng khi dùng vẫn nên thận trọng vì có thể gây độc.

2 bộ phận có thể gây độc của cây đậu biếc

Theo thạc sĩ Lê Thanh Bình (Đại học Dược Hà Nội): Khi dùng hoa đậu biếc để pha trà, làm đẹp nên lưu ý vì cây đậu biếc có 2 bộ phận chứa chất độc đó là: Hạt và rễ.

Chuyên gia cho hay, rễ đậu biếc có vị chát, đắng, có chứa một lượng nhỏ chất độc để điều chế thuốc tẩy, thuốc xổ, thuốc hay trị rắn cắn, côn trùng cắn... do đó có thể gây buồn nôn nếu ăn phải.

Còn hạt đậu biếc chứa khoảng 12% chất dầu có khả năng gâyngộ độckhi nhai nuốt phải, biểu hiện là nôn mửa, tiêu chảy nặng. Theo thạc sĩ Lê Thanh Bình, trong thực tế đã ghi nhận một số ca ngộ độc do ăn phải hạt đậu biếc, chủ yếu là trẻ em. Chuyên gia khuyên nhà có trẻ nhỏ phải cẩn thận nhắc nhở trẻ không chơi, không ăn hạt đậu biếc để tránh ngộ độc.

Chuyên gia khuyên nhà có trẻ nhỏ phải cẩn thận nhắc nhở trẻ không chơi, không ăn hạt đậu biếc để tránh ngộ độc

 

Dù rễ và hạt cây đậu biếc có chứa độc nhưng tại một số quốc gia, rễ và hạt cây đậu biếc được dùng làm thuốc khi dùng đúng liều lượng sẽ có tác dụng giải nhiệt. Tuy nhiên, các gia đình tuyệt đối không được tự ý dùng kẻo hại nhiều hơn lợi.

Lưu ý khi dùng hoa đậu biếc để bảo vệ sức khỏe

- Liều lượng phù hợp:Do đậu biếc có chứa anthocyanin vì thế không nên lạm dụng. Mỗi người khỏe mạnh chỉ nên uống khoảng 1-2 ly trà hoa đậu biếc trong ngày (khoảng 5-10 bông, tương đương 1-2 gram hoa khô).

- Đối tượng không nên dùng:Theo bác sĩ Nguyễn Hữu Minh (chuyên khoa ngoại thần kinh ung bướu) khuyến cáo: Do hoa đậu biếc chứa anthocyanin có tác dụng ức chế sự kết tụ tiểu cầu, tăng lưu thông máu, thúc đẩy sự co bóp tử cung nên cần hạn chế dùng trong các trường hợp: phụ nữ có thai hoặc đang hành kinh, đang dùng thuốc chống đông máu. Những bệnh nhân lớn tuổi có bệnh nền mạn tính việc dùng thêm bất cứ thực phẩm chứa hoạt chất anthocyanin cũng cần phải thận trọng. Ngoài ra, cơ thể của trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh vẫn còn non yếu, chưa hoàn thiện nên không phù hợp để sử dụng loại trà hoa này khi có lẫn hạt.

Những bệnh nhân lớn tuổi có bệnh nền mạn tính việc dùng thêm bất cứ thực phẩm chứa hoạt chất anthocyanin cũng cần phải thận trọng.

 

Giới chuyên gia Đông y nhấn mạnh chỉ nên xem trà hoa đậu biếc như một thức uống hỗ trợ cải thiện sức khỏe chứ không nên coi là thuốc, có tác dụng chữa bệnh. Không nên vì chủ quan, lạm dụng hoa đậu biếc mà để bệnh tình thêm nặng đến mức không thể cứu chữa.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm