Đời sống

Trứng luộc ngải cứu rất tốt, ăn đúng khung giờ vàng lại lợi gấp trăm lần: Chị em nhớ kiên trì trong 1 tháng

Theo chuyên gia dinh dưỡng Từ Vĩnh Hồng, thuộc Khoa Dinh dưỡng của Bệnh viện Đại học Bắc Kinh, khi phụ nữ dậy sớm và ăn một quả trứng luộc với lá ngải cứu sẽ mang lại nhiều lợi ích sức khỏe.

Ăn khoai lang mỗi ngày, chuyên gia khẳng định bạn sẽ giảm 2kg trong 2 tuần / Chọn đúng 5 thời điểm này trong ngày để uống mật ong còn tốt hơn vạn thuốc bổ

Tác dụng của trứng gà ngải cứu

1. Giảm đau bụng kinh

Theo các chuyên gia, phụ nữ nếu kiên trìăn trứng luộc với lá ngải cứu vào sáng sớm sẽ giúp cơn đau bụng kinh thuyên giảm rất nhiều trong kỳ kinh nguyệt tiếp theo.

Trứng gà luộc với lá ngải cứu có tác dụng làm ấm tử cung phụ nữ rất tốt, loại bỏ khí lạnh, sau đó có thể cải thiện chứng đau bụng kinh, đồng thời có tác dụng điều hòa kinh nguyệt cho phụ nữ.

trung-ga

Ảnh minh họa

2. Tăng cường hệ thống miễn dịch, ngừa ung thư

Trứng gà và ngải cứu cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể, đồng thời giúp nâng cao sức đề kháng. Nhiều chị em có sinh lý tương đối yếu, dễ bị cảm vào mùa xuân, có thể ăn trứng luộc ngải cứu để giúp tăng cường miễn dịch và phòng chống cảm lạnh.

Ngải cứu cũng chứa nhiều nguyên tố mới đóng một vai trò quan trọng trong việc trì hoãn sự lão hóa, đồng thời có thể có tác dụng chống ung thư.

3. Làm ấm tử cung

Hiện tượng tử cung lạnh ở phụ nữ sẽ ảnh hưởng đến kinh nguyệt gây đau bụng kinh và giảm tỷ lệ có thai, đây chắc chắn là điều mà chị em phụ nữ không mong muốn. Trứng luộc ngải cứu có thể giúp phụ nữ giảm bớt hiện tượng lạnh tử cung. Ăn trứng luộc ngải cứu có thể bổ sung khí huyết, do đó tử cung sẽ từ từ ấm lên. Tự nhiên, cơ hội mang thai của phụ nữ sẽ tăng lên rất nhiều.

 

4. Giúp phục hồi sau sinh

Cơ thể phụ nữ sau khi sinh nở rất yếu, cần bổ sung rất nhiều chất dinh dưỡng. Trứng luộc ngải cứu rất thích hợp cho phụ nữ trong thời kỳ sau sinh. Trứng và ngải cứu đều là những nguyên liệu có giá trị dinh dưỡng cao, việc bổ sung các chất này mỗi ngày để cơ thể khỏe mạnh hơn, giúp chị em phục hồi nhanh hơn.

Ngoài ra dinh dưỡng trong quá trứng rất giống với các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể con người, giúp hấp thu tốt sau sinh, bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể cao hơn và nhanh hơn, cơ thể tự nhiên sẽ khỏe mạnh.

Cách nấu trứng gà ngải cứu

dsc00067-1416033309582

Để nấu trứng gà ngải cứu, đầu tiên cho lá ngải cứu và trứng vào nấu cùng, sau khi nấu chín thì bóc vỏ bỏ vỏ trứng, tiếp tục cho trứng vào đun thêm một lúc để các thành phần của lá ngải cứu và trứng hòa quyện với nhau, mùi vị sẽ ngon hơn.

Bạn cũng có thể cho thêm một số nguyên liệu như gừng, đường nâu… những chất này cũng có thể giúp hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn.

 

Trứng gà ngải cứu ăn như thế nào mới tốt?

Trứng gà ngải cứu là món ăn rất ngon và bổ dưỡng. Tuy nhiên, chỉ nên ăn trứng gà với lượng vừa phải, không nên ăn quá nhiều một lúc hay trong 1 khoảng thời gian kéo dài ngày này qua ngày khác.

Vì trong ngải cứu có một lượng độc tính nhất định nếu bạn ăn quá nhiều sẽ khiến nó tác động đến thần kinh trung ương bị hung phấn quá mức. Nó có thể dẫn đến chứng run chân tay, co giật.

Tình trạng quá liều xảy ra liên tục sẽ gây hậu quả nghiêm trọng như: co cứng, nói xàm, mê sảng, tê liệt,… thậm chí là để lại di chứng về thần kinh, mắc chứng ảo giác, hay quên cho người bệnh về sau.

Những người không nên ăn trứng gà ngải cứu:

+ Người bị viêm gan: Bên trong tinh dầu của ngải cứu cũng chứa một phần độc tố tác động đến gan.

 

Do đó, nếu những người bị viêm gan ăn trứng gà ngải cứu sẽ gây nên sự rối loại chuyển hóa tế bào trong gan khiến tình trạng vàng da, nước tiểu đục, gan nở rộng, viêm gan cấp tính do trúng độc.

+ Người bị rối loạn đường ruột cấp tính: Ngải cứu có tác dụng lợi tiểu, nhuận tràng, do đó nó cũng được dùng để kích thích tiêu hóa. Do đó những người có vấn đề về rối loạn đường ruột không nên ăn trứng gà ngải cứu.

+ Phụ nữ mang thai: Các nhà khoa học đã cho rằng ngải cứu có tác động không tốt đến bà bầu.

Bởi nó có tác động đến sự bóp tử cung, đặc biệt là ở 3 tháng đầu thai kỳ nếu ăn nhiều trứng gà ngải cứu có thể bị sảy thai, dọa sảy thai. Ở gần cuối thai kỳ có thể có hiện tượng dọa sinh sớm.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm