Tuyên Quang: Gái xứ Tuyên lội ngược dòng với tre, nứa theo quan niệm "3 sinh"
Đắk Lắk: Đất cằn trồng mít Thái, có cây cho 1 tạ trái, bán 7 ngàn/ký vẫn lời / Bỏ việc nhà băng về trồng hoa hồng, 9X Lai Châu kiếm bộn tiền
“Lội ngược dòng”
Tôi biết Trịnh Thị Thảo và những sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Hợp tác xã Nhật Minh qua mạng xã hội. Cô gái trẻ sinh năm 1989 thường xuất hiện duyên dáng với cặp kính cận hiện đại và bộ trang phục Tày truyền thống.
Cách quảng bá sản phẩm của Thảo cũng khá hấp dẫn với những khuôn hình ấn tượng. Đó là cách sắp xếp hài hòa, sáng tạo giữa những chiếc cốc tre, thìa tre, bát tre, đũa cau, giỏ xách, khay đựng… khiến người xem thích thú.
Chị Trịnh Thị Thảo (bên phải), Giám đốc Hợp tác xã mây tre đan Nhật Minhvà sản phẩm thủ công được làm từ mây, tre.
Và khi gặp ngoài đời, Thảo vẫn mặc bộ trang phục Tày quen thuộc. Câu chuyện đầu tiên em chia sẻ như một lời thú nhận dễ thương. Thảo nói: “Cách đây mấy năm em là con người khác. Ít mặc đồ Tày, không biết gì về đan lát hay thủ công mỹ nghệ”.
Thảo đã tốt nghiệp chuyên ngành Kế toán tổng hợp, trường Trung cấp Xây dựng Hà Nội và ngành Kế toán Doanh nghiệp, trường Cao đẳng Tài chính Thái Nguyên. Biết bao dự định nơi phố thị phồn hoa, những va vấp nhỏ đầu đời giúp em nhận ra quê hương là chỗ dựa bình yên nhất.
23 tuổi, Thảo trở thành cán bộ công tác tại xã nhà. Gắn bó với nơi “chôn nhau cắt rốn”, khát vọng được cống hiến, làm điều gì đó cho quê hương cứ thôi thúc cô gái nhỏ. Thảo bảo, ngay từ bé em đã thấy các hộ dân trong bản tự làm nhiều vật dụng bằng mây, tre, tế.
Sản phẩm từ mây, tre, tếbền đẹp, thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, suốt bao năm “cơn bão” sử dụng đồ nhựa, inox tràn về khắp bản làng đã làm mai một đi nghề truyền thống. Vậy là, ý tưởng “lội ngược dòng” khôi phục lại làng nghề bắt đầu nhen nhóm.
“Muốn đi nhanh hãy đi một mình, muốn đi xa thì hãy đi cùng nhau” là câu nói giúp Thảo kiếm tìm và gặp gỡ những người bạn cùng chung ý tưởng: Hoàng Văn Tuyên, Quan Văn Tuân, Nguyễn Văn Giang, Chẩu Văn Dụ… Đấy là những thanh niên trẻ đầy nhiệt huyết, quyết tâm tìm hướng phát triển kinh tế trên mảnh đất quê hương.
Ban đầu, nhóm bạn thử nghiệm làm các sản phẩm quen thuộc như: Cốc, ấm, chén, khay, túi xách. Mặt hàng được trưng bày, giới thiệu tại các homestay xã Khuôn Hà, Lăng Can và nhận được những phản hồi tích cực từ khách du lịch.
Người suýt xoa, người trầm trồ thích thú những chiếc cốc, thìa, dĩa bằng tre, giỏ xách bằng cây tế, đũa bằng thân cau… Sau khi thăm dò thị trường thành công, nhóm bạn bắt đầu với ý tưởng khởi nghiệp và tạo ra thu nhập từ hệ sinh thái vốn có của quê hương.
Thảo chia sẻ: “Giờ người dân trong độ tuổi lao động, nhất là lớp thanh niên đi làm việc tại các khu công nghiệp, khu chế xuất rất nhiều. Mình đặt câu hỏi: “Tại sao những người ở đây họ lại chọn đi làm xa hàng trăm cây số?” Mình muốn mọi người thấy rằng, có thể sống được trên mảnh đất này, dựa trên những chất liệu, hệ sinh thái sẵn có”.
Vậy là Thảo cùng nhóm thanh niên quyết định thành lập Hợp tác xã Nhật Minh chuyên phát triển, sản xuất các sản phẩm thủ công có nguồn gốc từ địa phương.
Từ sinh thái, sinh nhai đến sinh kế
Những ngày đầu, người Tày Nà Kẹm được thuê “làm công ăn lương” ngay tại bản, ai nấy đều bất ngờ, háo hức. Cụ Trịnh Thị Len, cụ Nông Thị Sự năm nay đã ngoài 80 tuổi, mắt mờ chân chậm thế mà đôi tay khi đặt lên lóng đan lại nhanh thoăn thoắt.
Cụ Len bảo, tiếng Tày gọi cây tre là “mạy ngày”, cây mây là “mạy vại”, cây tế là “mạy tung”. Những cây này mọc quanh nhà, khắp vườn rừng. Trước cụ chỉ biết đan vài ba chiếc giỏ, nón, túi xách, chiếc chiếu… để dùng, còn đan mang đi bán thì cụ chưa từng nghĩ đến. Bọn trẻ bây giờ đi nhiều, biết nhiều làm được nhiều điều hay ho lắm.
Các thành viên Hợp tác xã và người dân Nà Kẹm làm các sản phẩm thủ công từ mây, tre.
Hợp tác xã luôn gắn hoạt động với thiên nhiên, khai thác thiên nhiên xung quanh mình theo hướng bền vững. Anh Hoàng Văn Tuyên, thành viên Hợp tác xã, một trong những tay thợ lành nghề chia sẻ: “Tre chỉ lấy đúng những thân già, không chặt trụi cả bụi, cây tế thì chọn từng cây, không cắt hết một lượt. Nguyên liệu được tận dụng triệt để, những cây tre có vanh lớn thì làm bát, nhỏ hơn thì làm cốc, bộ ấm chén uống trà; phần thừa thì tận dụng để làm thìa, dĩa. Ngay cả cật tre, chúng tôi cũng mày mò tạo hình thành những chiếc dao cắt bánh nhỏ xinh với giá bán rất rẻ, chỉ 2.000 đồng/chiếc”.
Ý tưởng đưa máy móc về hỗ trợ khiến các thành viên đắn đo. Bởi bên cạnh khó khăn về vốn thì việc đưa máy về có phá hỏng đi cái “hồn cốt” của sản phẩm thủ công?
Câu hỏi đó khiến các thành viên Hợp tác xã đích thân đi tận các làng nghề tại Thái Nguyên, Thanh Hóa… để học hỏi. Điều mọi người nhận ra đó chính là muốn phát triển thì cần nắm bắt kịp xu thế. Con người làm chủ khoa học kỹ thuật thì mới có được những bước tiến.
Tuy nhiên, với sản phẩm thủ công mỹ nghệ cần có được bản sắc, vẻ đẹp riêng, máy móc không thể thay thế hoàn toàn. Nhiều công đoạn cần có đôi bàn tay người thợ để tạo nên “hồn cốt” của sản phẩm. Đó chính là sự kết hợp hài hòa giữa hiện đại và truyền thống, giữa cái mới và cái cũ.
Khi tư tưởng đã thông, việc huy động nguồn vốn từ các thành viên dễ dàng hơn. Số tiền hơn 100 triệu đồng đã được đầu tư mua máy khắc, máy chà, máy cắt, máy đục, máy khoan, máy bắn lỗ, chốt. Có máy móc, năng suất sản phẩm tăng cao, mẫu mã đa dạng, bắt mắt.
Những chiếc cốc, bát, bộ ấm chén trở nên mịn màng, thanh thoát; thìa, dĩa, ly, gáo múc rượu, chõ xôi… trở nên nhỏ nhắn, đường nét mềm mại. Điều này khiến hành trình Thảo đi chào hàng, mở rộng thị trường trở nên dễ dàng hơn.
Cô giám đốc 8x chia sẻ: “Em thường xuyên giới thiệu mặt hàng ở các homestay và hội chợ trong tỉnh. Đặc biệt ở thời đại công nghệ 4.0 việc quảng bá, mua bán thuận tiện hơn, gói gọn trong chiếc máy tính và điện thoại. Từ những khuôn hình sản phẩm bắt mắt, nhiều đại lý gọi mẫu, chủ động đặt hàng online. Thị trường cứ thế mở rộng tại Hà Nội, Lai Châu, Sơn La, Quảng Nam, TP Hồ Chí Minh…”.
Trung bình mỗi tháng, Hợp tác xã cung cấp cho thị trường từ 1.800 đến 2.300 sản phẩm các loại, đem lại doanh thu hơn 50 triệu đồng, tạo việc làm thường xuyên cho 7 lao động với mức lương trung bình từ 3 - 4 triệu đồng/tháng. Còn khi vào thời vụ, có đơn đặt hàng số lượng lớn thì phải huy động gần 20 lao động tham gia. Một số người dân có thể tranh thủ lúc nhàn rỗi đến làm việc tính công là 150 nghìn đồng/ngày.
Để khai thác tối đa lợi thế, Hợp tác xã không dừng ở việc sản xuất sản phẩm mà còn mở hướng mô hình kinh doanh gắn với du lịch. Giờ đây xưởng sản xuất được đặt ngay tại mô hình homestay gia đình anh Hoàng Văn Tuyên. Khách vừa được nghỉ ngơi, vừa trải nghiệm, tự tay làm các sản phẩm từ tre như: Cốc, chén, thìa, dĩa…
Từ đầu năm 2019 đến nay, Hợp tác xã đã đón được gần 100 lượt khách đến tham quan, trải nghiệm, mua sắm. Có được kết quả đó là nhờ cô Giám đốc trẻ linh hoạt kết nối tua, tuyến với các công ty lữ hành trong và ngoài tỉnh.
Chị Võ Thị Mai Thương, Phó Giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Startravel Hà Nội cho biết: “Tôi có 2 lần dẫn đoàn khách Hà Nội vào tham quan mô hình mây tre đan. Đến đây, du khách được trải nghiệm khá thú vị, vừa được các cụ già hướng dẫn làm sản phẩm, vừa nghe nhiều tích chuyện hấp dẫn. Đây là một trong những điểm dừng chân ấn tượng tại huyện vùng cao Lâm Bình”.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Con lợn nặng cả tạ nhưng có 1 bộ phận chỉ nặng 2 lạng vô cùng quý, bổ như nhân sâm, không phải ai cũng biết để ăn
Các cụ khuyên nhủ: 'Con rể lên giường, nhà tan cửa nát', tại sao lại nói như vậy?
Sự khác biệt giữa những người thường xuyên đến thăm mộ và những người không đến là gì?
Tử vi tuần mới (25/11 - 1/12): 3 con giáp đón nhận vận may bùng nổ, tài lộc rực rỡ từ Thần tài
Lời răn dạy của người xưa: 'Khi đến tuổi 49, đừng ở lại bốn nơi này!', ý nghĩa thực sự đằng sau là gì?
Cắm tăm vào ấm siêu tốc: Lợi ích tuyệt vời không phải ai cũng biết