Uống nước mía, nước dừa thế nào để không 'rước' bệnh vào người?
6 loại đồ uống giúp ngăn ngừa đột quỵ hiệu quả, không nên bỏ qua / 4 loại đồ uống đẩy nhanh tốc độ lão hóa và gây tích mỡ, phụ nữ sau 40 tuổi thèm mấy cũng phải tránh
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất

Bí ẩn 2 lỗ nhỏ trên phích cắm điện: Chi tiết tưởng thừa hóa ra lại "cứu nguy" cả nhà
Mẹo nhỏ từ nước xả vải: Nhà sạch bóng, thơm mát suốt 2 ngày mà không cần máy xông hay viên thơm
Chỉ với 1 củ hành tây đặt ở góc phòng, mẹo nhỏ đuổi côn trùng hiệu quả
Jack Ma dự đoán 6 ngành nghề có nguy cơ bị trí tuệ nhân tạo thay thế hoàn toàn trong tương lai gần
Hé lộ sự thật đáng báo động: Vì sao ngày càng nhiều vận động viên thể hình chuyên nghiệp đột ngột qua đời?
4 thói quen rửa bát tiềm ẩn nguy cơ ung thư: Cái cuối cùng người Việt rất hay mắc phải
Thời tiết nắng nóng, nhu cầu giải khát tăng cao, nước mía, nước dừa là lựa chọn hàng đầu do suy nghĩ "tốt tự nhiên". Không phủ nhận tác dụng của 2 loại nước này nhưng các chuyên gia sức khỏe khuyên chỉ nên uống vừa phải bởi nó cũng có những mặt tiêu cực nếu uống quá nhiều.
Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam Nguyễn Xuân Hướng cho biết, mía có vị ngọt, tính lạnh, vào được hai kinh vị và phế, có công dụng thanh nhiệt trừ phiền, sinh tân nhuận táo, hoà trung hạ khí. Trongdân gian cũng đã lưu truyền nhiều kinh nghiệm dùng nước mía để chữa bệnh và bồi bổ sức khoẻ. Ví như, dùng nước mía có pha thêm một chút nước gừngtươi để chữa chứng nôn mửa; khi viêm kết mạc cấp tính nên uống nước mía có hoà lẫn nước sắc hoàng liên để giúp chống viêm, tiêu sưng và giảm đau nhanh chóng...
Ngoài ra, theo các nghiên cứu khoa học, đường trong cây mía chiếm tới 70%, còn lại là các chất béo, đạm và bột. Như vậy, mía cung cấp cho cơ thể năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết.
"Chính vì mía có tính lạnh và hàm lượng đường rất cao nên những người tỳ vị hư yếu, hay đầy bụng đi lỏng và những người mắc bệnh tiểuđường không nên uống nước mía", bác sĩ Đông y Nguyễn Xuân Hướng khuyên.
Trong những ngày hè nóng nực, ngoài nước mía, nước dừa cũng là sự lựa chọn cơ bản đối với nhiều người. Theo các phân tích,Trong một lít nước dừa có 40g glucid, 2-3g acid amin, 4g chất khoáng. Nước dừa có tính giải khát, thông tiểu và bổ dưỡng. Khi đi nắng về, mồ hôi ra nhiều, khi uống thường cho thêm một chút muối vào nước dừa để có những chất điện phân cần thiết bù vào lượng đã mất đi. Nước dừa tươi pha chút muối cũng có thể trị được tiêu chảy ở trẻ em.
Thế nhưng, một hạn chế của nước dừa được bác sĩ Hướng chỉ ra là phản ứng khó tiêu, đầy bụng, không hấp thụ được thức ăn nếu uống quá nhiều nước dừa. "Mỗi ngày, không nên uống quá 3-4 quả dừa; uống quá nhiều ngày cũng như không nên uống vào buổi tối dễ gây ấm ách, khó chịu và mất ngủ".