Đời sống

Về 'vùng đất Bảy Núi' An Giang thử ngay món ăn có cái tên độc lạ mà ngon nức nở

Ngoài vẻ đẹp của cảnh sắc sông nước hữu tình, An Giang còn gây ấn tượng với thiên đường ẩm thực đặc sắc và đặc sản "Tung lò mò" của người Chăm là một trong số đó.

Bí mật về rau mầm đá: Đặc sản xứ lạnh gây sốt trên thị trường / Du khách nườm nượp lễ đền Chúa Thác Bờ, thưởng thức đặc sản lòng hồ Hòa Bình

Với người Chăm, nấu ăn không chỉ đơn thuần là để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng mà còn là một phần của văn hóa ẩm thực. Tung lò mò hay Lạp xưởng bò An Giang cũng không phải là ngoại lệ, món ăn này đã được truyền lại qua nhiều thế hệ và trở thành một biểu tượng của văn hóa ẩm thực người Chăm.

Năm 2015, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (Vietkings) đã công bố món tung lò mò An Giang vào top 50 món ăn đặc sản nổi tiếng Việt Nam - Ảnh: thegioiquanhta

Năm 2015, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (Vietkings) đã công bố món tung lò mò An Giang vào top 50 món ăn đặc sản nổi tiếng Việt Nam - Ảnh: thegioiquanhta

Không giống như lạp xưởng bò thông thường, lạp xưởng của người Chăm đòi hỏi sự khéo léo và cầu kỳ từ nguyên liệu cho đến cách chế biến.

Theo đó, để cho ra lò món lạp xưởng ngon đúng điệu, cần sử dụng phần thịt bò từ những giống bò Ấn Độ được chăn thả rông theo phương pháp truyền thống của người Chăm. Món lạp xưởng này sử dụng phần thịt còn lại sau khi đã làm món cà púa, một món ăn truyền thống của người Chăm, gồm thịt vụn, mỡ bò và ruột bò.

Trong đó, ruột bò đóng vai trò quan trọng như một nguyên liệu chính. Người chế biến sẽ sử dụng ruột bò để bọc bên ngoài cho lạp xưởng. Trước khi sử dụng, ruột bò sẽ được lộn sang bên trái, cạo và rửa kỹ bằng nước muối. Để loại bỏ mùi tanh của thịt bò, người chế biến thường sử dụng rượu và gừng, tiếp đến tẩm ướp cùng các gia vị thông thường.

Tung lò mò giống lạp xưởng nhưng có một nguyên liệu vô cùng đặc biệt là ruột bò - Ảnh: Thám hiểm Mê Kông

Tung lò mò giống lạp xưởng nhưng có một nguyên liệu vô cùng đặc biệt là ruột bò - Ảnh: Thám hiểm Mê Kông

Ngoài ra, để tạo độ ngon cho món ăn, người ta thường cho thêm phần thịt ở đùi, bắp và thịt nạc vào và băm nhuyễn với mỡ bò và thêm các gia vị như tiêu sọ, hoa hồi và một số gia vị bí truyền khác để tạo nên hương vị đặc biệt cho món lạp xưởng này.

 

Ở công đoạn chế biến tiếp theo, người chế biến sẽ nhồi tất cả vào ruột bò đã được rửa sạch, lộn lại sao cho hơi se và thịt được dồn vào ruột thắt từng khúc dài khoảng 3 đốt ngón tay. Sau đó, mang đi phơi nắng trong ít nhất 3 ngày trước khi có thể sử dụng. Theo chia sẻ từ người dân địa phương, món lạp xưởng sẽ càng ngon hơn nếu được phơi nắng lâu hơn.

Điểm đặc biệt của món ăn này chính là phương pháp nướng trên bếp than hồng rực. Cách nướng này không chỉ giữ nguyên vị tự nhiên của thịt mà còn tạo ra một hương thơm đặc trưng mà không thể bắt gặp ở bất kỳ kiểu nướng nào khác.

Nếu ai đã từng du lịch đến An Giang và tận mắt chứng kiến người dân ở đây nướng lạp xưởng bò, hình ảnh căng cứng của món ăn và hương thơm nồng nàn của thịt bò, hòa quyện với hương vị cay nồng của ớt và gia vị, chắc chắn sẽ khiến bạn cảm thấy thú vị.

Khi được nướng đều, món lạp xưởng sẽ có vỏ giòn vàng rụm đẹp mắt, nhưng bên trong lại mềm mại - Ảnh: ivivu

Khi được nướng đều, món lạp xưởng sẽ có vỏ giòn vàng rụm đẹp mắt, nhưng bên trong lại mềm mại - Ảnh: ivivu

 

Có nhiều cách để thưởng thức món lạp xưởng này, nhưng nên ăn ngay khi còn nóng, kết hợp với rau húng quế, đu đủ ngâm chua ngọt và nước tương để cảm nhận trọn vẹn hương vị béo thơm của món lạp xưởng, nhâm nhi cùng chén rượu cay nồng thì quả là tuyệt vời.

Với hương vị đậm đà và phong phú, sẽ không ngoa khi nói Tung lò mò đã trở thành biểu tượng của ẩm thực An Giang nói riêng và miền Tây Nam Bộ nói chung.

Sự đầu tư và tỉ mỉ từ nguyên liệu chế biến đến đôi bàn tay khéo léo của người dày công tạo ra món ăn chắc chắn sẽ mang lại cảm nhận thú vị qua nét văn hóa ẩm thực đặc sắc của vùng đất linh thiêng ẩn sau dài đất hình chữ S cho mỗi du khách ghé đến.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm