Đời sống

Vì sao trẻ sơ sinh hay bị chàm sữa?

Chàm sữa là đám mụn nước trên nền da đỏ vùng 2 má, trán và cằm, trẻ cào gãi nhiều do ngứa khiến tổn thương chảy dịch nhiều.

Trẻ hay nói dối cần dạy con sửa đổi như thế nào cho đúng? / Phụ nữ sau 30 tuổi estrogen giảm dần nên lắm bệnh và nhanh già: Ăn nhiều 8 món để luôn trẻ khỏe

Đặc trưng của chàm sữa và phân loại

Vì sao trẻ sơ sinh hay bị chàm sữa?

Trẻ sơ sinh rất hay bị chàm sữa. Nguồn ảnh: Internet

Chàm sữa (lác sữa) là dạng chàm thể tạng ở trẻ từ 2 tháng - 2 tuổi, có đặc tính là bệnh viêm da mạn tính, với đặc trưng bởi 3 triệu chứng chính là khô da, đỏ da và ngứa nhiều.

Bệnh thường khởi phát lúc trẻ 2 - 3 tháng tuổi, đặc trưng là các đám mụn nước trên nền da đỏ vùng 2 má, trán và cằm, trẻ cào gãi nhiều do ngứa khiến tổn thương chảy dịch nhiều, bệnh nhân bị ngứa và gãi gây nên vòng bệnh lý "ngứa - gãi" làm cho bệnh nặng hơn và có nguy cơ bị bội nhiễm vi trùng.

Phân loại chàm sữa

Cấp tính: Nổi hồng ban, mụn nước, bóng nước, rỉ dịch, đóng mài, ngứa.

Mạn tính: Rát, mảng da dày, khô, tróc vảy, nhiều rãnh ngang và thay đổi sắc tố da sau viêm

 

Bán cấp: Sang thương trung gian giữa giai đoạn cấp và mạn tính.

Vì sao trẻ sơ sinh hay bị bệnh chàm sữa?

Cho đến nay nguyên nhân gây bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh vẫn chưa được xác định rõ, tuy nhiên các yếu tố sau được xem là nguy cơ khởi phát bệnh và có thể khiến bệnh nặng hơn:

Di truyền, cha mẹ mắc các bệnh dị ứng như hen suyễn, dị ứng da, thời tiết, ...

Cơ địa dị ứng

 

Sống trong môi trường ô nhiễm hoặc tiếp xúc trực tiếp với các chất gây dị ứng như lông vật nuôi, khói bụi, khói thuốc lá, nấm mốc, phấn hoa, xà phòng, các chất tẩy rửa...

Dị ứng thực phẩm như trứng, sữa, cũng có thể gây ra bệnh chàm sữa.

Dị ứng thời tiết, khí hậu lạnh, nóng, khô thay đổi.

Da khô, không được đảm bảo độ ẩm, thường xuyên tắm rửa nhiều làm mất cân bằng độ ẩm trên da.

Nhiễm các loại virus, vi khuẩn gây bệnh trên da.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm