Đời sống

Vo gạo bao lần là đủ, nấu cơm bằng nước sôi hay lạnh? Nhiều người làm sai nên không ngon

Hóa ra, việc vo gạo tưởng chừng đơn giản nhưng lại phải có kỹ thuật; nấu cơm bằng nước sôi hay lạnh cũng quyết định đến độ ngon của cơm.

Nấu cơm bằng nước lạnh: 10 thói quen khi nấu nồi cơm điện tưởng chừng “vô hại” nhưng lại “giết dần” cả nhà / Bỏ thứ này vào nồi cơm trước khi nấu, đảm bảo mẹ chồng khó tính đến mấy cũng phải khen ngon

Cơm có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống hàng ngày. Nó không chỉ cung cấp chất đường nhằm bổ sung năng lượng cho thể, cơm còn chứa nhiều vitamin B (B1, B3, B6) và chất xơ. Bên cạnh đó, lớp ngoài của hạt gạo chứa các khoáng chất như magie, sắt, kẽm,….

Nhiều người vẫn luôn nghĩ, nấu cơm vô cùng đơn giản, chỉ việc vo gạo, đổ bỏ nước vo, thêm nước vừa đủ rồi nấu là xong.Tuy nhiên,vo gạo như thế nào, nấu cơm bằng nước sôi hay lạnh... lại là điều không phải chị em nào cũng thực hiện đúng.

Mặc dù gạo tương đối sạch nhưng việc vo rửa gạo trước khi nấu vô cùng quan trọng. Nó giúp rửa trôi những bụi bẩn và tạp chất lẫn trong gạo. Tuy nhiên điều này thực hiện cũng cần phải có kỹ thuật.

Ảnh minh họa.

Nhiều người vo gạo quá kỹ trước khi nấu, thậm chí đãi gạo nhiều lần trong chậu to đến khi nào gạo trắng tinh. Khi đó, dưỡng chất bên ngoài hạt gạo sẽ bị hao hụt, cơm sẽ chỉ còn phần lõi tinh bột. Mặt khác, tiêu thụ quá nhiều tinh bột sẽ khiến cơ thể có nguy cơ béo phì, tiểu đường, tăng huyết áp,…Nếu chà xát gạo quá kỹ khi vo sẽ làm mất đi rất nhiều dưỡng chất như glucid, protein, lipid, chất khoáng, vitamin B1, B2, B6...

Do đó, thay vì vo gạo nhiều lần,chúng ta chỉ nên vo 1 lần,khoắng nhẹ tay cho bụi bẩn và tạp chất lẫn bên trong hạt gạotrôi ra là được.

Ngoài ra khi nấu cơm, bạn nên nấu bằng nước đun sôi,bởinấu cơm bằng nước lạnh hạt gạo sẽ trương nở ra. Theo đó, các dưỡng chất cũng tan ra trong nước rồi bốc hơi.

Theo Ths.Bs Doãn Thị Tường Vi (Viện phó - Viện dinh dưỡng Lâm sàng), nước sôi giúp hạt gạo vừa chín nhanh hơn vừa làm hạt gạo chín đều, dẻo hơn và thơm ngon. Thêm vào đó, nấu cơm bằng nước sôi, đậy vung giữ nhiệt và tránh tiếp xúc với không khí sẽ giúp lượng vitamin B1 được giữ lại nhiều hơn 30% so với nấu bằng nước lạnh.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm